IMG-LOGO

Câu hỏi:

02/01/2022 209

Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 - 1933 diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực

A. văn hóa 

B. chính trị 

C. xã hội 

D. kinh tế 

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án là D

Giải thích: Mục… 2….Trang…61…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Các nước Mĩ, Anh, Pháp khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng cách nào?

Xem đáp án » 02/01/2022 2,559

Câu 2:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở

Xem đáp án » 02/01/2022 1,431

Câu 3:

Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh là do

Xem đáp án » 02/01/2022 1,036

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?

Xem đáp án » 02/01/2022 814

Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933?

Xem đáp án » 02/01/2022 664

Câu 6:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thừa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kéo dài gần bao nhiêu năm?

Xem đáp án » 02/01/2022 527

Câu 7:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở

Xem đáp án » 02/01/2022 407

Câu 8:

Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập để duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

Xem đáp án » 02/01/2022 389

Câu 9:

Tháng 10 - 1929, khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ ở

Xem đáp án » 02/01/2022 388

Câu 10:

Các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi thông qua hệ thống Vécxai - Oasinhtơn bao gồm

Xem đáp án » 02/01/2022 379

Câu 11:

Mục tiêu của việc thành lập Hội Quốc liên là gì?

Xem đáp án » 02/01/2022 329

Câu 12:

Với việc kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, quan hệ quốc tế lúc này có điểm gì mới?

Xem đáp án » 02/01/2022 313

Câu 13:

Trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết ở Vécxai và Oasinhtơn thường được gọi là

Xem đáp án » 02/01/2022 293

Câu 14:

Các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 -1922) để

Xem đáp án » 02/01/2022 287

Câu 15:

Các văn kiện được kí kết tại Hội nghị Vécxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) đã

Xem đáp án » 02/01/2022 276

LÝ THUYẾT

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai – Oasinton

a. Sự hình thành

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước, phân chia quyền lợi.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 – 1920)

⇒ Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.

b. Hệ quả:

- Làm sâu sắc hơn những mâu thuẫn giữa các nước tư bản:

+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với nhau vì việc phân chia quyền lợi chưa thỏa đáng.

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận.

⇒ Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này chỉ mang tính tạm thời, mỏng manh.

- Để duy trì trật tự thế giới mới, năm 1920, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Biểu tượng của Hội Quốc liên

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản

a. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản.

- Bối cảnh:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, hầu hết các nước tư bản (trừ Mĩ) bị thiệt hại nặng nề.

+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc tới phong trào cách mạng thế giới.

⇒ trong những năm 1918 – 1923, một cao trào cách mạng đã bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu.

- Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu:

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra ở hầu khắp các nước châu Âu, đỉnh cao là sự thành lập Cộng hoà Xô viết Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức 4-1919)

+ Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Ác hen ti na.).

b. Quốc tế Cộng sản

- Nguyên nhân, điều kiện thành lập:

+ Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ)

+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự tồn tại của nhà nước Xô viết.

+ Nỗ lực của Lênin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế.

=> Tháng 3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.

- Hoạt động:

+ Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.

+ Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo => định hướng con đường cách mạng ở nhiều nước.

+ Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Đại hội VII của Quốc tế cộng sản

+ Năm 1943 tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi.

c.Vai trò của Quốc tế Cộng sản: có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó

a. Nguyên nhân: sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận → “cung” vượt quá “cầu”.

b. Phạm vi, quy mô:

- Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng ⇒ lan sang các ngành kinh tế khác.

- Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.

c. Hậu quả:

+ Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.

+ Hàng trăm triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.

+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Người dân đói khổ trong khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933

d. Hướng giải quyết khủng hoảng:

* Mĩ – Anh – Pháp:

- Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.

- Nguyên nhân: có nhiều thuộc địa, thị trường; truyền thống dân chủ tư sản.

- Tiêu biểu: “Chính sách mới” của Mĩ.

* Đức – Italia - Nhật Bản:

- Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.

- Nguyên nhân: không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.

4. Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

a. Nguyên nhân, điều kiện hình thành:

- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.

- Nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít; kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

⇒ Phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha...

b. Kết quả.

- Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.

+ 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử năm 1936

+ 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.