IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 399

Phân tích hiệu quả của biện pháp điệp được sử dụng trong văn bản.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Biện pháp điệp được sử dụng trong văn bản
+ điệp từ: mồ côi, Đồng Lộc, Truông Bồn
+ điệp cấu trúc: Dáng/ Bao liệt nữ…
-Tác dụng
+ Tạo nhịp điệu da diết, sâu lắng cho lời thơ
+ Ca ngợi vẻ đẹp, sự bền bỉ, kiên cường của những nữ liệt sĩ Đồng Lộc, Truông Bồn khi vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt của chiến tranh để chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.
+ Thể hiện tình yêu, sự trân trọng, cảm phục của tác giả đối với những liệt nữ. 

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc văn bản:

Mưa Đồng Lộc, gió Truông Bồn

Gương mồ côi

Lược mồ côi

 

Dáng

Bao liệt nữ

Dưới trời bom tuôn

 

Mưa Đồng Lộc

           Gió Truông Bồn

Miền trung dằng dặc

                Cát cồn thương đau

 

Giờ này

        Các chị về đâu

Tóc mây xanh mướt

        Một màu thuỷ chung

 

Thương Đồng Lộc

        Nhớ Truông Bồn

Dáng

Bao liệt nữ

Vẫn còn đâu đây

 

Xanh vào cỏ

               Trắng vào mây

Thân thương áo bạc

                Vai gầy các em.

                         5-2015

(Nguyễn Việt Chiến, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 822, tháng 6-2015)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 17/05/2023 1,081

Câu 2:

Anh/chị suy nghĩ gì về hình ảnh những nữ liệt sĩ được thể hiện trong văn bản?

Xem đáp án » 17/05/2023 470

Câu 3:

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về điều bản thân cần làm để xứng đáng với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.

Xem đáp án » 17/05/2023 427

Câu 4:

Theo văn bản, các nữ liệt sĩ được miêu tả qua những hình ảnh nào?

Xem đáp án » 17/05/2023 362

Câu 5:

...Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn được. Thế là hết thác.

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, Nxb GD, 2019, tr 188, 189, 190)

Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của con người lao động Việt Nam được thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án » 17/05/2023 307

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »