Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Mặc ai giận, mặc ai thương nỏ biết
Tôi vẫn yêu câu ví dặm ngàn đời
Câu ví của ông bà mộc mạc
Tôi lớn dần cùng với tiếng đưa nôi
(...)
(2) Vẫn muối mặn gừng cay thuở ấy
Người xưa trao câu ví thật lòng
Trao nhân nghĩa chẳng thể nào đánh mất.
Để ngàn đời hóa núi, nên sông
(3) Câu ví thấm vào cây vào đất
Cây xanh tươi và đất mỡ màu.
Câu ví lặn vào trăng, vào nước
Để ngàn đời trăng nước yêu nhau
(4) Câu ví gợi quả cà, quả ớt
Gợi vệt bùn trên chiếc áo nâu
Ơi câu ví một thời tôi thổn thức
Đêm Trường Sơn trăng mắc võng hai đầu
1
(5) Câu ví đượm buồn vui đau khổ
Giống người dân xứ Nghệ ngàn đời
Câu ví dạy tôi biết ăn, biết ở
Như ông bà, cha mẹ, làng tôi.
(Phan Thế Cải, Ví dặm thương, nguồn: thivien.net)
Xác định thể thơ của văn bản.
Phương pháp: Vận dụng những kiến thức đã học về các thể thơ đã học.
Cách giải:
Thể thơ: tự do
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về trách nhiệm của thế hệ mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca ví dặm trong cuộc sống hôm nay.
Tình cảm của nhân vật trữ tình đối với ví dặm trong bài thơ trên có ý nghĩa gì với anh/chị?
Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu thêm điều gì về vai trò của câu ví trong đời sống tinh thần người dân xứ Nghệ:
Câu ví đượm buồn vui đau khổ
Giống người dân xứ Nghệ ngàn đời
Câu ví dạy tôi biết ăn, biết ở
Như ông bà, cha mẹ, làng tôi.
“...Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lãnh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đệm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng. xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phe từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
– A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
–Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018, tr13,14)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó, liên hệ với chi tiết Mị nghĩ tới nắm lá ngón trong đêm tình mùa xuân để nhận xét đóng góp của nhà văn Tô Hoài khi viết về người lao động vùng núi cao Tây Bắc.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ (4).