Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/05/2023 283

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu.  Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: 

- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tạo tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quả. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem... Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ẩm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng  bát đã hết nhẵn. 

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: 

- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. 

Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bung ra một cải nồi khỏi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cải nồi xuống bên  cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuẩy khuấy vừa cười: 

- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đảo để cơ. 

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả: 

- Cảm đẩy mày ạ, hì. Ngon đảo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cảm mà ăn đấy.

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.31)

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông  thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình. 

- Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm  đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết. 

- Giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích. 

II. Phân tích 

1. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích. 

* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm: bữa cơm ngày đói sau khi Tràng có vợ. a) Giới thiệu nhân vật: 

- Bà cụ Tứ là một người đàn bà nghèo khổ, cơ cực, phải tha phương cầu thực, trở thành dân ngụ cư với những  thiệt thòi trước định kiến của xã hội. Chồng bà đã mất từ sớm, nhà chỉ còn mẹ góa con côi nuôi nhau đắp đổi  qua ngày.  

- Cả đời bà lão long đong, lận đận, đến lúc gần đất xa trời mà vẫn không có tiền để thực hiện được ước mơ  lớn nhất là lấy vợ cho con. Và giữa lúc đói kém, vào tâm điểm nạn đói năm 1945, người chết như ngả rạ khắp  nơi, anh con trai lại lấy được vợ, đúng hơn là “nhặt vợ”.  

- Sau những giây phút hỗn độn cảm xúc vừa mừng, vừa tủi, vừa lo trong buổi chiều hôm trước trước sự kiện  đột ngột, đến sáng hôm nay dường như ở bà chỉ còn lại niềm hứng khởi được thể hiện trong đoạn trích. 

b) Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích  

* Đoạn văn bản tập trung tái hiện bối cảnh bữa cơm đón dâu mới trong ngày đói:  

- Có thể nói đó là một bối cảnh thảm hại đến tội nghiệp. Lẽ thường, bữa cơm đón dâu mới không được linh  đình thì cũng phải tươm tất để chào đón thành viên mới, để mở ra trang đời mới của cả gia đình. Thế mà ở đây chỉ có “niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn” và “giữa cái mẹt rách có  độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”. Nhưng “cả nhà đều ăn rất ngon lành”, bởi giữa  cảnh đói khát, được ăn đã là điều hạnh phúc, và có cháo để mà ăn đã là xa xỉ. Mới thấy rằng cái niêu cháo  lõng bõng ấy chính là sự tươm tất, linh đình để chào đón dâu mới của gia đình nghèo ở xóm ngụ cư. Hơn thế sự “ngon lành” ấy có thể còn bắt nguồn từ tâm trạng tích cực của mỗi thành viên trong gia đình. Họ mang  trong mình niềm tin và hy vọng vào những ngày sắp tới, khi đã sở hữu một mái ấm trọn vẹn. 

- Trong bữa ăn, không phải đôi vợ chồng trẻ mà bà lão là người nói nhiều nhất, mà “nói toàn chuyện vui, toàn  chuyện sung sướng về sau này”. Bà bàn tính chuyện làm ăn, chuyện nuôi gà và hi vọng về đàn gà đông đúc:  “- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện  quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...” Câu chuyện của bà cụ Tứ khiến  chúng ta nhớ đến một bài ca dao miền Trung “Mười cái trứng”. Cũng giống như những người bình dân xưa  trong những ngày tháng khốn khó, đã nuôi hi vọng về một con gà mái có thể sinh ra một đàn gà, có thể mang  lại sự đủ đầy sung túc. Và cũng giống như người nông dân trong bài ca ấy, dù hết hi vọng này đến hi vọng  khác bị dập tắt thì họ vẫn không hết hi vọng. Khát vọng sống, niềm tin vào tương lai vẫn bất diệt trong hoàn  cảnh cơ cực nhất: “Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”  

→ Bà lão đang tràn trề hi vọng và muốn khơi lên niềm hi vọng đó cho các con mình. Anh Tràng lắng nghe sự chỉ dạy, tính toán của bà, cũng không biết có đồng tình hay không, nhưng anh chỉ vâng một cách rất ngoan  ngoãn. Bà đã thổi lửa khiến cho không khí gia đình trở nên ấm cúng “chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại  đầm ấm, 3 hòa hợp như thế”. Có thể thấy người con dâu mới- dù chỉ là vợ nhặt- đã mang đến một nguồn sinh  khí mới, một làn gió lành cho cả gia đình.  

* Trước tình huống “niêu cháo lõng bõng” đã “hết nhẵn”: niềm vui bỗng nhiên bị gián đoạn, bà cụ Tứ như đã  dự tính từ trước bằng kinh nghiệm từng trải sau cả một cuộc đời gắng gỏi, đã tìm cách nối dài, níu kéo bằng  nồi cháo cám đã chuẩn bị sẵn:  

- Bắt đầu từ một thông báo khơi gợi sự tò mò của các con: “Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm  cơ”. Thái độ vui vẻ của bà khi nhìn các con chắc chắn đã khơi lên ở đôi vợ chồng trẻ sự khấp khởi chờ mong. 

- Liền ngay sau đó, bà lão “lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút”. 

+ Câu văn ngắn với những từ láy liên tiếp thể hiện rất rõ tài năng ngôn ngữ điêu luyện của nhà văn Kim Lân.  Lật đật là sự vội vàng, hấp tấp khi muốn trao tặng niềm vui cho các con. Lễ mễ là vì cái nồi trong tay bà trĩu  nặng, trĩu nặng không chỉ ở trọng lượng vật lý mà còn trĩu nặng tình yêu thương của người mẹ nghèo dành  cho các con.  

+ “Cái nồi khói bốc lên nghi ngút” chưa biết là thứ gì hứa hẹn một món ăn nóng hổi đầy hấp dẫn 

- “Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm”, cầm cái môi khuấy khuấy:  

+ Bà múc ra bát thứ nhất trao cho con dâu, giới thiệu với thái độ vui vẻ: “Chè đây. Chè khoán đây, ngon đáo  để cơ”. Chè khoán là một thứ chè ngon, nấu bằng đỗ xanh đãi sạch vỏ. Đó là món ăn xa xỉ, thường chỉ được  thưởng thức trong những dịp lễ tết, cúng giỗ… Bà lão cố tình nhấn nhá, gọi tên món ăn ngon là để truyền  niềm vui cho các con. Có lẽ sự háo hức chờ đón trước lời giới thiệu của bà lão đã khiến chị con dâu phải hụt  hẫng khi đón bát cháo cám “đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại”. Điều đáng quý ở người con dâu là ngay  sau đó chị “điềm nhiên và vào miệng”, tránh làm tổn thương niềm vui và sự cố gắng của người mẹ tội nghiệp.  Chi tiết nhỏ chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng đã cho thấy rất nhiều điều về mối quan hệ ấm áp giữa mẹ chồng  và nàng dâu. Tình yêu thương chân thành của bà lão thực sự đã cảm hóa được người đàn bà vừa mới hôm qua  còn chao chát, chỏng lỏn trên chợ tỉnh.  

+ Bà múc tiếp bát thứ hai đưa cho con trai, không hóm hỉnh giới thiệu là chè khoán nữa mà gọi thẳng tên món  ăn không mấy hấp dẫn “Cám đấy mày ạ, hì”, nhưng bà vẫn giữ thái độ “tươi cười đon đả” vì “Ngon đáo để,  cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”. Đúng là đây không phải món ăn thông thường  của người dân, vì không dễ ăn, chát xít và nghẹn bứ. Nhưng trong tâm điểm nạn đói khủng khiếp này, thì có  cái ăn, nhu cầu tối thiểu được đảm bảo, đã là điều may mắn.  

=> Sau một đêm dài, đến sáng hôm sau, ở đoạn trích văn bản, bà lão đã gói ghém tất cả những sầu lo, buồn  tủi cất giữ tận đáy lòng, chỉ phơi bày ra niềm vui trọn vẹn để vun vén cho hạnh phúc của các con. Bà chính là  là linh hồn của tác phẩm, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt nam: rất nhân hậu, rất bao dung,  giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnh phúc, khát khao sống, khát  khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ mình sang cho các con.  

2. Nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích.

 - Cái nhìn tiến bộ của thế giới quan cách mạng: hiện thực cuộc sống luôn có sự vận động từ tăm tối, khốc liệt  tới ánh sáng tương lai.  

- Cái nhìn giàu tình thương và nhân ái: trân trọng, nâng niu khát khao sống và khát vọng hạnh phúc của người  nông dân.  

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về con người và mảnh đất Sông Thương?

Quê em đó, sông Thương, ơi sông Thương 

Nơi chúng mình hò hẹn 

Nơi xưa Thân Nhân Trung đọc sách trên thuyền 

Nơi mẹ và áo cho con, người chiến sĩ. 

Xem đáp án » 17/05/2023 337

Câu 2:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

DÒNG THƯƠNG XANH

(1) Sông Thương đó, chảy tới Lục Đầu Giang 

Có Bình Than xưa, hội nghị Diên Hồng 

Sông Thương đấy, đôi bờ dâu xanh ngắt 

Qua thành đây, Xương Giang chống quân thù 

 

(2) Đây có phải, nghĩa quân Đề Thám 

Xuôi chèo đánh Pháp những đêm trăng 

Ôi bát ngát, con sông vào huyền thoại 

Gái Bắc Giang ngày ấy phả đường. 

 

(3) Quê em đó, sông Thương, ơi sông Thương 

Nơi chúng mình hò hẹn 

Nơi xưa Thân Nhân Trung đọc sách trên thuyền 

Nơi mẹ và ảo cho con, người chiến sĩ 

 

(4) Quê em đấy ngày đêm không nghỉ 

Dòng Thương xanh, núi Quảng Phúc soi mình 

Ơi dòng Thương, dòng Thương mến yêu ơi! 

(Trường đời, Vũ Từ Sơn, NXB Hội nhà văn, 2019, tr.38) 

Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

Xem đáp án » 17/05/2023 234

Câu 3:

Từ nội dung của bài thơ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng  200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nguồn cội, quê hương mình.

Xem đáp án » 17/05/2023 185

Câu 4:

Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ. 

Xem đáp án » 17/05/2023 164

Câu 5:

Những sự kiện lịch sử nào được gợi nhắc trong bài thơ? 

Xem đáp án » 17/05/2023 115

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »