Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 237

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể 

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 

Tóc mẹ thì bới sau đầu 

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 

Cái kèo, cái cột thành tên 

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 

Đất Nước có từ ngày đó... 

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12,

tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm  chất triết lí, giàu chất suy tưởng. 

- Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng của được viết trong thời kì chống Mĩ.  Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”.

- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của  nhà thơ. 

II. Phân tích 

1. Phân tích đoạn trích: 

* Vị trí đoạn trích 

* Cội nguồn của đất nước 

- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người  muốn tìm đến nguồn cội đất nước. 

+ “Ta”: người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn

+ Thôi thúc con người tìm hiểu cội nguồn của đất nước 

- Nguyễn Khoa Điềm đã tìm hiểu và lý giải cội nguồn của đất nước: Đất nước bắt đầu bằng lời kể của mẹ,  miếng trầu bà ăn, từ phong tục tập quán quen thuộc, từ tình nghĩa thủy chung,.. 

- Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hóa dân tộc. 

* Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa 

- Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc: 

+ Câu chuyện cổ tích, ca dao 

+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc 

- Đất nước lớn lên từ trong đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh của con người: + Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, gắn liền với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt  của dân tộc. 

- Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả 

- Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình, thủy chung. 

* Nghệ thuật: 

- Sử dụng thành công chất liệu văn học dân gian 

- Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng 

=> Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy  tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Lý giải một khái niệm lớn lao bằng  những hình ảnh bình dị, quen thuộc để khẳng định: Đất nước đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát triển của  đất nước giắn với những gì nhỏ bé, bình dị, thân thuộc trong mỗi đời sống con người Việt Nam. 

2. Chất liệu văn hóa văn học dân gian: 

- Khi lí giải đất nước có từ đâu, tác giả đã lí giải bằng những gì gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình chúng  ta (với những câu chuyện “ ngày xửa ngày xưa”, với miếng trầu mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền  thuyết sâu thẳm trong tâm hồn Việt “ Thánh Gióng”. 

- Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân và văn hóa, lịch sử: Đất nước là phong tục “búi  tóc sau đầu”, là vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của dân tộc “ gừng cay muối mặn”. 

- Đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời “ hạt gạo phải một nắng hai sương say, giã, giần, sàng”

- Đất nước còn được cảm nhận bằng những phong tục dân dã, gần gũi của dân tộc bằng những cái tên nôm na,  giản dị “ cái kèo, cái cột thành tên”. 

- Chất liệu Văn học dân gian được sử dụng một cách đa dạng: truyện cổ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, lối sống...

- Chất liệu Văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo: Tác giả thường gợi ra một vài chữ trong ca dao,  hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết...mà người đọc vẫn cảm nhận đầy đủ ý nghĩa.

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ đoạn ngữ liệu ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng  200 chữ) nói lên suy nghĩ bản thân về sự cần thiết của tính chủ động để có thể ‘‘vẽ nên lộ trình riêng cho  mình” trong tương lai. 

Xem đáp án » 17/05/2023 552

Câu 2:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Có rất nhiều người đang sống mà quên đi ước mơ của mình. Họ đi trên con đường được định sẵn mà chẳng  bao giờ buồn và chất vấn về điều ấy.  

Bạn có chất vấn về nó. Tất cả chúng ta đều phải vẽ nên lộ trình riêng, lộ trình sẽ dẫn chúng ta đến nơi chúng  ta muốn, chứ không phải nơi người khác bảo chúng ta nên đến. Bạn có thích công việc mình đang làm để mưu  sinh không? Nếu câu trả lời là “không”, bạn đã đi sai đường. Bạn có hài lòng với lối sống hiện tại của mình  không? Vị trí hiện tại của bạn có thể giúp ích được cho người khác không? Nếu “không” bạn đã đi sai đường.  Nếu bạn bị sa thải ngay ngày hôm nay, liệu bạn có thể thành lập công ti riêng không? Nếu “không” bạn đã đi sai  đường… “Nếu bạn không xây dựng giấc mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây dựng giấc mơ của họ”. 

Câu nói này xuất phát từ tâm hồn tôi, và tôi đã khắc cốt ghi tâm nỗi đau từ chân lý của câu nói ấy. Tôi cảm  thấy dù có làm việc cho người khác thì công việc đó cũng nên là công việc mà ta mơ ước. Nếu không, chúng  ta nên xây dựng công việc mơ ước mà cuối cùng nó sẽ thay thế công việc thường nhật của chúng ta. Hãy để một chiếc máy tính hoặc lũ rô - bốt làm những công việc văn phòng vô nghĩa và nhàm chán. Một con người  thì không nên làm một công việc vô nghĩa, nhàm chán trong thế giới này […]. Tôi đã từng làm nhiều công  việc không cần động não và chúng chỉ làm tốn thời gian và năng lượng mà thôi. Ấy thế nhưng đó là con đường  được định sẵn cho rất nhiều người trong chúng ta. 

[…] Trong lúc còn đi học, bạn cũng nên dành thời gian để tự nghiệm mình. Hãy tìm hiểu bản thân. Hãy yêu  lấy chính mình. Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận đáy trái tim. Hãy chất vấn về con đường được định sẵn.  Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một đích đến mới. 

(Tony A.Gaskins, Phạm Trần Thoại Như dịch –

 “The Dream Chaser”, NXB Dân Trí, tr.11)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Xem đáp án » 17/05/2023 442

Câu 3:

Anh/ chị hiểu nghĩa câu sau như thế nào? “Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con  đường chạm tới một đích đến mới.” 

Xem đáp án » 17/05/2023 370

Câu 4:

Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả “Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận trái  tim” không? Vì sao? 

Xem đáp án » 17/05/2023 262

Câu 5:

Theo tác giả trong lúc còn đi học bạn cần làm gì? 

Xem đáp án » 17/05/2023 259

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »