IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 188

Trong đoạn trích Đất Nước (trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn  Khoa Điềm viết: 

Trong anh và em hôm nay 

Đều có một phần Đất Nước 

Khi hai đứa cầm tay 

Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm 

Khi chúng ta cầm tay mọi người 

Đất nước vẹn tròn, to lớn 

Mai này con ta lớn lên 

Con sẽ mang đất nước đi xa 

Đến những tháng ngày mơ mộng 

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình 

Phải biết gắn bó san sẻ 

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở 

Làm nên Đất Nước muôn đời... 

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.120-121) 

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về chất trữ tình - chính luận được thể hiện trong đoạn trích.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và  dậm chất triết lí. 

- Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong nhũng thi phẩm tiêu biểu  của nhà thơ với tư tưởng bào trùm tác phẩm: “Đất Nước của nhân dân”. 

- Khái quát vấn đề nghị luận: Phân tích đoạn trích. Từ đó, nhận xét về chất trữ tình - chính luận được thể hiện  trong đoạn trích. 

II. Phân tích 

1. Cảm nhận đoạn trích. 

Trong anh và em hôm nay

Đều có 1 phần Đất Nước.

- Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, Đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm  trừu tượng.Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước trong mỗi một con người, đất nước trong ta: Trong anh và em ... Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Hay nói cách khác, đất nước không chỉ là không gian địa lý,  thời gian lịch sử, chiều sâu văn hoá, tồn tại bên ngoài, đất nước còn là một phần trong anh, trong em, trong tất  cả chúng ta. Chính chúng ta – là một phần làm nên Đất nước.  

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn to lớn.

- Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với Đất nước. Điều  đó càng khẳng định thêm, sống trong Đất nước, chính là một phần Đất nước, do đó, mỗi cá nhân không thể chỉ biết ích kỷ sống cho riêng mình. 

Em ơi em

Đất Nước là máu xương của mình

- “Đất Nước là máu xương của mình”: Máu xương là sự sống. Đất nước là máu xương có nghĩa là Đất nước tồn tại nhuư một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của Đất nước. 

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời.

- Đất nước là điều thiêng liêng mà giản dị, vì thế mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, là kết nối. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ niềm vui, nỗi buồn, san sẻ cho nhau từng công việc, trách nhiệm, từ nhỏ đến lớn lao. 

- Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời chiến, dâng hiến là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi để đất nước thịnh cường, vẻ vang, và thêm giàu đẹp. 

2. Nhận xét về tính trữ tình chính luận trong đoạn trích. 

Đoạn trích là sự kết hợp giữa tính trữ tình và chính luận: 

- Tính chính luận: 

+ Thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh vùng đô thị miền Nam để phá  tan âm mưu của Mỹ - Nguỵ

+ Khẳng định tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân 

+ Giúp mỗi người dân thấm sâu lòng yêu nước, thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước. - Tính trữ tình: 

+ Tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của tác giả.

+ Yêu nước chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, con người lao động – chủ nhân của lịch sử đất nước.

+ Niềm tự hào sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiện, vẻ đẹp do nhân dân sáng tạo nên. 

+ Bộc lộ cách cảm, một giọng điệu riêng rất Nguyễn Khoa Điềm. 

=> Nhìn nhận Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ sự kết hợp hai yếu tố chính luận trữ tình đã đem đến  cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về bài thơ này. Đoạn thơ là sáng tạo nghệ thuật nổi bật của tác giả trong  đoạn trích Đất Nước nói riêng và thiên trường và Mặt đường khát vọng nói chung.

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lời khẳng định của tác giả: “không ai cần một nụ cười nhiều bằng người đã không còn một nụ cười nào nữa để cho đi!” có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị? 

Xem đáp án » 17/05/2023 777

Câu 2:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Nụ cười không tốn kém mà đem lại rất nhiều thứ. 

Nụ cười không chỉ làm giàu người nhận mà cả người cho. 

Nụ cười xuất hiện trong nháy mắt nhưng có thể để lại dấu ấn suốt đời. 

Không ai giàu có mà thiếu nụ cười, người nghèo khổ sẽ trở nên giàu có hơn nhờ nụ cười. Nụ cười đem lại hạnh phúc trong gia đình, mang lại cảm hứng, thiện chí trong công việc và làm ấm áp thêm  tình bạn. 

Nụ cười là chốn nghỉ ngơi cho người mệt mỏi, là ánh sáng ban mai cho người nản chi, là tia nắng mặt trời  cho người buồn tủi, là thuốc giải độc tốt nhất cho những hoài nghi, lo lắng và sợ hãi. Nụ cười không thể mua, xin, vay mượn hay cướp đoạt bởi vì nó chỉ có giá trị khi con người trao tặng cho  nhau. 

Và nếu như trong những phút mua sắm tất bật cuối cùng của bạn, nếu một vài nhân viên của chúng tôi quả mệt mỏi không nở nổi một nụ cười tặng bạn, bạn có thể rộng lượng gửi tặng họ một nụ cười của chính bạn  không? vì không ai cần một nụ cười nhiều bằng người đã không còn một nụ cười nào nữa để cho đi!

(Trích Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie, NXB Trẻ, 2008, trang 115) 
Chỉ ra 01 phép liên kết hình thức được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích.

Xem đáp án » 17/05/2023 227

Câu 3:

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200  chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc làm thế nào để bản thân luôn có một cuộc sống vui vẻ. 

Xem đáp án » 17/05/2023 217

Câu 4:

Theo anh/chị, tại sao “Nụ cười không chỉ làm giàu người nhận mà cả người cho”?

Xem đáp án » 17/05/2023 161

Câu 5:

Trong đoạn trích, tác giả cho rằng nụ cười chỉ có giá trị khi nào? 

Xem đáp án » 17/05/2023 155

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »