Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.120-121)
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và dậm chất triết lí.
- Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong nhũng thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ với tư tưởng bào trùm tác phẩm: “Đất Nước của nhân dân”.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về đoạn thơ. Từ đó bình luận về thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đoạn trích. II. Phân tích
1. Cảm nhận đoạn trích.
Trong anh và em hôm nay
Đều có 1 phần Đất Nước.
- Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, Đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng.Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước trong mỗi một con người, đất nước trong ta: Trong anh và em ... Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Hay nói cách khác, đất nước không chỉ là không gian địa lý, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hoá, tồn tại bên ngoài, đất nước còn là một phần trong anh, trong em, trong tất cả chúng ta. Chính chúng ta – là một phần làm nên Đất nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn.
- Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với Đất nước. Điều đó càng khẳng định thêm, sống trong Đất nước, chính là một phần Đất nước, do đó, mỗi cá nhân không thể chỉ biết ích kỷ sống cho riêng mình.
Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
- “Đất Nước là máu xương của mình”: Máu xương là sự sống. Đất nước là máu xương có nghĩa là Đất nước tồn tại nhuư một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của Đất nước.
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
- Đất nước là điều thiêng liêng mà giản dị, vì thế mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, là kết nối. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ niềm vui, nỗi buồn, san sẻ cho nhau từng công việc, trách nhiệm, từ nhỏ đến lớn lao.
- Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời chiến, dâng hiến là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi để đất nước thịnh cường, vẻ vang, và thêm giàu đẹp.
2. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
- Khi nói đến Đất Nước chúng ta thường nghĩ tới những thứ lớn lao, mang tính chính trị. Thế nhưng trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước được nhìn ở rất nhiều góc độ gần gũi với con người.
+ Đất nước trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm là sự thống nhất riêng chung, là sự hòa hợp của mỗi cá thể. Trong chính mỗi con người, cá thể chính là một phần của đất nước.
+ Đất nước trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm chính là máu xương, sự sống của mỗi con người sống trong đất nước; từ đó gợi lên trách nhiệm của mỗi công dân với Đất nước.
+ Đất nước của nhân dân, do nhân dân dùng xương máu của mình gây dựng nên.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ biết xấu hổ của mỗi con người.
Anh/Chị sẽ hành động như thế nào để hoàn thiện “con người phẩm giá, con người lương tri” của bản thân?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tự trọng nghĩa là biết coi trọng mình nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến những danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta cho những câu hỏi như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/ xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”…
Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước (sợ pháp lí) nếu làm trái pháp luật và sợ điều tiếng của dư luận của xã hội (sợ đạo lý) nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng sợ nhất với họ. Điều đáng sợ nhất với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”.
Nói cách khác người tự trọng/tự trị thường không muốn làm điều xấu, ngay cả khi không ai có thể biết việc họ làm; Họ sẵn lòng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay không. Nếu tình cờ ai đó biết và ghi nhận thì cũng vui nhưng nếu không có ai biết đến và không có ai ghi nhận điều tốt mình làm thì cũng không sao cả, vì phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người lương tri mà mình đã chọn.
(Trích Đúng việc, Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr27-28)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Theo anh/chị, vì sao “điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại với lương tri của mình”?