Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Đôi cánh giúp ta bay cao và xa chính là niềm tin sắt đá.
- Biện pháp tu từ: + Ẩn dụ: Đôi cánh - ý chỉ động lực, điểm tựa tinh thần,… + So sánh: niềm tin sắt đá với đôi cánh. - Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật tác dụng của niềm tin, sự kiên định của lý trí trong việc thực hiện mục tiêu của bản thân. Đồng thời giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn. |
1,0 |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Kiên định nghĩa là trước khó khăn không chùn bước mà vẫn tiến lên phía trước, kiên định là dù có thất bại thì vẫn giữ thái độ bình tĩnh khí khái, giữ vững niềm tin.
Có lẽ trong chúng ta không ai có thể quên được hình ảnh trong tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Hemingwey “Ông già và biển cả”, một ông lão râu tóc đã điểm bạc, suốt một đời nghèo khổ, nhưng trong ông là cả một khí chất cao cả, là trái tim ngoan cường sắt đá khiến mọi người phải nể phục. Đối với ông những con sóng hung tợn ngoài biển cả và những con cá kình khổng lồ chuyên ăn thịt người đều trở nên nhỏ bé. Ông lão tuy không làm thay đổi được vận mệnh của mình, nhưng ông luôn là người chiến thắng bởi ông đã sống và phấn đấu cho niềm tin vào ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Đứng trước những con người không chịu khuất phục, đầu hàng gian khó như thế, chúng ta ngoài việc cung kính ngưỡng mộ và khâm phục đối với họ thì còn có thể làm gì hơn nữa?
Kiên trì không phải là quá khó, nói một cách đơn giản chính là việc chúng ta dùng lý trí để suy nghĩ, cân nhắc và quyết định mọi việc, sau đó cứ suy nghĩ theo đó mà làm. Mỗi người nên có một mục tiêu riêng của mình, bất luận là thành công hay thất bại, chỉ cần chúng ta kiên trì thực hiện mục tiêu đó thì chúng ta vẫn là người chiến thắng. “Nước chảy đá mòn”, chỉ cần con người ta có ý chí và lòng quyết tâm thì không có việc gì khó cả. Đôi cánh giúp ta bay cao và xa chính là niềm tin sắt đá, bởi thế chỉ cần ta khởi động nó, chúng ta sẽ bay cao hơn, xa hơn, bay đi tìm giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn.
(Trích Nhẫn không có nghĩa là nhu nhược, Trần Thị Thanh Liêm – Nguyễn Tuyết Mai biên soạn, Cty in Văn hóa Sài Gòn, 2012, Tr. 73-74)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Lời khuyên ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.109)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về ân tình sâu nặng của người cán bộ và người dân Việt Bắc được thể hiện trong đoạn thơ.
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của thái độ kiên định trong cuộc sống.