Cho phản ứng sau, xác định chất khử
A.
B.
C. Fe
D.
Đáp án B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử
Đốt cháy hoàn toàn 4,8g bột than trog không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là
1. Sự khử. Sự oxi hóa
a) Sự khử
- Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất.
- Ví dụ:
3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
- Quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất Fe2O3, ta nói đã xảy ra sự khử Fe2O3 thành Fe.
- Ở các nhiệt độ cao khác nhau, khí H2 có thể chiếm được nguyên tố oxi của một số oxit kim loại khác, người ta nói: Trong các phản ứng hóa học này, xảy ra sự khử hoặc (sự khử oxi) oxit kim loại.
b) Sự oxi hóa
- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.
- Ví dụ:
3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
- Quá trình kết hợp của nguyên tử O trong Fe2O3 với H2, ta nói đã xảy ra sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.
2. Chất khử. Chất oxi hóa
- Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử.
- Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
Lưu ý: Trong phản ứng của oxi với các chất khác thì bản thân oxi là chất oxi hóa.
Ví dụ:
S + O2 SO2
- S là chất khử
- O2 chất oxi hóa
3. Phản ứng oxi hóa – khử
Hình 1: Sơ đồ biểu diễn quá trình sự khử và sự oxi hóa
- Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học này được gọi là phản ứng oxi hóa – khử.
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa trong đó xảy ra đồng thời sự oxi oxi hóa và sự khử.
4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử
- Phản ứng oxi hóa khử là cơ sở của nhiều công nghệ sản xuất trong luyện kim và công nghiệp hóa học. Người ta sử dụng hợp lí các phản ứng oxi hóa – khử để tăng hiệu suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhiều phản ứng oxi hóa - khử diễn ra trong quá trình kim loại bị phá hủy trong tự nhiên. Người ta đã tìm được nhiều biện pháp hạn chế các phản ứng oxi hóa – khử không có lợi.