IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 829

Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa

A. 20 gam

B. 30 gam

Đáp án chính xác

C. 45 gam

D. 12 gam

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

150 g nước thì hòa tan tối đa 45 gam K2CO3

100 gam nước thì hòa tan tối đa 45.100150 = 30 gam

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Axit không tan trong nước là

Xem đáp án » 07/01/2022 3,602

Câu 2:

Độ tan của một chất trong nước là

Xem đáp án » 07/01/2022 1,499

Câu 3:

Độ tan của NaCl trong nước ở 25°C là 36 g. Khi mới hòa tan 15 g NaCl và 50 g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl dể dung dịch bão hòa?

Xem đáp án » 07/01/2022 1,249

Câu 4:

Muối không tan trong nước là

Xem đáp án » 07/01/2022 1,206

Câu 5:

Muối tan trong nước là

Xem đáp án » 07/01/2022 985

Câu 6:

Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào

Xem đáp án » 07/01/2022 970

Câu 7:

Chọn kết luận đúng

Xem đáp án » 07/01/2022 693

Câu 8:

Muối của kim loại nào sau đây đều tan

Xem đáp án » 07/01/2022 562

Câu 9:

Bazơ không tan trong nước là

Xem đáp án » 07/01/2022 360

LÝ THUYẾT

I. Chất tan và chất không tan

1. Tính tan của một chất

- Có chất không tan và có chất tan trong nước.

- Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.

- Ví dụ: Tiến hành thí nghiệm 1, cho lượng nhỏ canxi cacbonat vào nước cất lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc lên tấm kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết. Sau khi bay hơi nước trên tấm kính không để lại dấu vết.

Làm thí nghiệm 2 tương tự thí nghiệm 1 nhưng thay canxi cacbonat bằng muối ăn thì thấy trên tấm kính có vết mờ.

⇒ Muối ăn tan trong nước còn canxi cacbonat thì không.

Bài 41: Độ tan của một chất trong nước (ảnh 1)

Hình 1: Thí nghiệm về tính tan của chất

2. Tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước

- Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3).

- Phần lớn các bazơ đều không tan, trừ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan.

- Tính tan của muối:

+ Những muối natri, kali đều tan.

+ Những muối nitrat đều tan.

+ Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được.

+ Phần lớn muối cacbonat không tan.

Lưu ý: Tra tính tan của axit, bazơ, muối ở bảng tính tan – phần cuối sách giáo khoa hóa học 8.

II. Độ tan của một chất trong nước

1. Định nghĩa

- Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.

Ví dụ: Ở 25oC, độ tan của đường là 204 gam, của NaCl là 36 gam.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

a) Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tăng lại giảm.

Bài 41: Độ tan của một chất trong nước (ảnh 1)

Hình 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn

b) Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.

- Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Bài 41: Độ tan của một chất trong nước (ảnh 1)

Hình 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »