Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
(Tố Hữu)
A. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
B. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
C. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
Chọn đáp án: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho các ví dụ sau đây:
1. Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.
2. Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
3. Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?
Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn sau?
- Mẹ ơi, ôi, mẹ ơi! - Cái âm thanh kì lạ không ra tiếng thở dài, không ra tiếng nức nở. - Đen chết rồi, mẹ ơi! Đen chết rồi!
Đất nứt toát ra dưới chân. Cái vực thẳm không đáy, không có đáy.
Méc-ghi rơi xuống vực, mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một xuống sâu, bờ vực khép lại trên đầu, suốt đời không thoát ra được nữa, cho đến lúc chết.
(C. Mắc-ca-lâu, Tiếng chim hót trong bụi mận gai)
Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?
Biện pháp nói quá trong đoạn sau có tác dụng gì?
Rồi Đăm Săn múa khiên. Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả... Múa trên cao, tiếng khiên kêu như gió lốc gào. Múa dưới thấp, tiếng khiên kêu như tiếng nhạc rung. Múa đi, múa lại, mỗi bước nhảy vượt qua ba ngọn đồi, đồi sụt lở. Mỗi bước nhảy qua ba đồi tranh, tranh bị gió khiên thổi bật tung gốc. Chàng ném lao bên này, đỡ lao bên kia, tiến tới, thoái lui, mũi lao như những vệt sao băng chớp sáng...
(Sử thi Đăm Săn)