Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 352

Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác

B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton

C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương

Đáp án chính xác

D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

A, B, D - đúng

C - sai vì nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ba quả cầu bằng kim loại A, B, C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

Xem đáp án » 10/01/2022 530

Câu 2:

Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 10/01/2022 529

Câu 3:

Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

Xem đáp án » 10/01/2022 439

Câu 4:

Trong các cách nhiễm điện:

- Do cọ xát;

- Do tiếp xúc;

- Do hưởng ứng.

Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

Xem đáp án » 10/01/2022 383

Câu 5:

Muối ăn NaCl kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng:

Xem đáp án » 10/01/2022 376

Câu 6:

Trong các chất nhiễm điện:

- Do cọ sát;

- Do tiếp xúc;

- Do hưởng ứng.

Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

Xem đáp án » 10/01/2022 370

Câu 7:

Tìm kết luận không đúng:

Xem đáp án » 10/01/2022 350

Câu 8:

Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

- Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

- Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

Xem đáp án » 10/01/2022 347

Câu 9:

Chọn phát biểu đúng.

Xem đáp án » 10/01/2022 326

Câu 10:

Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1>0;q2<0 và |q1|<|q2|. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

Xem đáp án » 10/01/2022 326

Câu 11:

Một hệ cô lập gồm 2 vật trung hoà về điện ta có thể làm cho chúng nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau bằng cách:

Xem đáp án » 10/01/2022 301

Câu 12:

Chọn phát biểu sai.

Xem đáp án » 10/01/2022 262

Câu 13:

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì:

Xem đáp án » 10/01/2022 260

LÝ THUYẾT

I. Thuyết electron

1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố

+ Cấu tạo nguyên tử:

- Hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm, gồm: nơtron không mang điện và proton mang điện dương.

- Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

                                                      Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (ảnh 1)

- Số proton bằng số electron nên độ lớn của điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn điện tích âm của các electron khi đó nguyên tử trung hòa về điện.

+ Điện tích của electron và proton là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được nên ta gọi chúng là điện tích nguyên tố (âm hoặc dương).

Điện tích của electron: - e = - 1,6.10-19 C

Điện tích của proton: + e = 1,6.10-19 C

2. Thuyết electron

Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron. Nội dung thuyết electron:

- Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

Ví dụ: nguyên tử Fe mất đi 2 electron sẽ trở thành Fe2+.

- Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

Ví dụ: nguyên tử Clo nhận thêm một electron sẽ trở thành Cl-.

- Vật nhiễm điện âm nếu: số electron > số proton

- Vật nhiễm điện dương nếu: số electron < số proton

II. Vận dụng

1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện

+ Vật (chất) dẫn điện là vật (chất) có chứa nhiều điện tích tự do.

Ví dụ: kim loại có chứa nhiều electron tự do, các dung dịch axit, bazo và muối có chứa nhiều ion tự do.

                                                  Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (ảnh 1)

                                               Một số kim loại dẫn điện (đồng, sắt, …)

                                                  Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (ảnh 1)

                                                     Một số dung dịch bazo dẫn điện

+ Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do.

Ví dụ: không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su,…

                                                       Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (ảnh 1)

                                                                      Sứ cách điện

                                                         Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (ảnh 1)

                                                               Thảm cao su cách điện

2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc

+ Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.

                                                Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (ảnh 1)

                                                         Hai vật nhiễm điện do tiếp xúc

+ Nếu cho hai quả cầu kim loại đã tích điện tiếp xúc với nhau và đo chính xác các điện tích, và ta sẽ thấy tổng điện tích của hai quả cầu sau khi tiếp xúc bằng tổng đại số điện tích của hai quả cầu trước khi tiếp xúc.

                                                                        q=i=1nqi 

3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng

Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN. Khi đó quả cầu A sẽ hút các electron dịch chuyển về đầu M dẫn đến đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện trong thanh MN gọi là nhiễm điện do hưởng ứng.

                                                        Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (ảnh 1)

                                                         Nhiễm điện do hưởng ứng

                                                           Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (ảnh 1)

                                                         Nhiễm điện do hưởng ứng

III. Định luật bảo toàn điện tích

Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

Hệ vật cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »