Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 244

Nguyên nhân nào đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít?

A. Hành động xâm lược của phe phát xít 

Đáp án chính xác

B. Anh, Mĩ bị thua nhiều trận trước các nước phát xít

C. Liên Xô đã đứng ra tập hợp các nước khác chống phát xít 

D. Nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết chặt chẽ với nhau

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án là A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sau thất bại ở Mát-xcơ-va, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công:

Xem đáp án » 13/01/2022 1,510

Câu 2:

Sau thất bại ở Mát-xcơ-va, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía nam nhằm:

Xem đáp án » 13/01/2022 1,060

Câu 3:

Thành phố được mệnh danh là "nút sống" của Liên Xô là:

Xem đáp án » 13/01/2022 576

Câu 4:

Ở Mặt trận Bắc Phi, ngay từ tháng 9 - 1940 quân đội I-ta-li-a đã tấn công:

Xem đáp án » 13/01/2022 565

Câu 5:

Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít-le?

Xem đáp án » 13/01/2022 560

Câu 6:

Ngày 1 -1 -1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia đã ra một bản tuyên bố chung gọi là:

Xem đáp án » 13/01/2022 490

Câu 7:

Tháng 10 - 1942, liên quân Anh - Mĩ giành thắng lợi trong trận

Xem đáp án » 13/01/2022 486

Câu 8:

Mục tiêu chủ yếu của quân Đức trong việc chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía nam là nhằm đánh chiếm:

Xem đáp án » 13/01/2022 462

Câu 9:

Ở Thái Bình Dương, việc quân đội Mĩ đánh bại quân Nhật trong trận nào (từ tháng 8 - 1942 đến tháng 1 - 1943) đã tạo ra bước ngoặt trên toàn mặt trận này?

Xem đáp án » 13/01/2022 416

Câu 10:

Chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía nam, quân Đức không thể chiếm được thành phố nào sau hơn 2 tháng chiến đấu?

Xem đáp án » 13/01/2022 341

Câu 11:

Mùa hè năm 1944, Mĩ - Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng:

Xem đáp án » 13/01/2022 323

Câu 12:

Chiến lược cơ bản mà phát xít Đức tiến hành tấn công Liên Xô là gì?

Xem đáp án » 13/01/2022 312

Câu 13:

Ngày 7 - 12 - 1941, quân Nhật bất ngờ tấn công:

Xem đáp án » 13/01/2022 309

Câu 14:

Phát xít Đức tấn công Liên Xô vào thời gian nào?

Xem đáp án » 13/01/2022 270

Câu 15:

Chiến thắng Mát-xcơ-va có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 13/01/2022 265

LÝ THUYẾT

I. NƯỚC ĐỨC TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1923

1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923

a. Tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1923

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước bại trận,bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng; mâu thuẫn xã hội gay gắt ⇒ cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản (Cộng hòa Vaima).

- Tháng 6/1919, Đức kí hòa ước Véc-xai với những điều khoản hết sức nặng nề:

+ Nước Đức mất hết 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt.

+ Đức phải bồi thường một khoản chiến phí là 100 tỷ mác.

⇒ Nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ:

+ Đồng Mác sụt giá nghiêm trọng.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lạm phát ở Đức năm 1920 – trẻ em dùng tiền làm diều giấy

+ Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn, khổ cực.

b. Cao trào cách mạng 1918 – 1923

- Từ 1919 - 1923 phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức => đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước Cộng Hoà Ba-vi-e (1919),...

- Từ 10/1923 cao trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của chính quyền tư sản.

2. Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929)

- Từ cuối năm 1923 kinh tế, chính trị, xã hội Đức ổn định.

* Về kinh tế

- Năm 1925, sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh và đến năm 1929 đã đứng đầu châu Âu.

- Quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh, các tập đoàn tư bản lớn xuất hiện, thâu tóm các ngành kinh tế chính.

* Chính trị:

+ Đối nội: chế độ cộng hòa Vaima được củng cố, quyền lực của giới tư bản độc quyền được tăng cường. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.

+ Đối ngoại: vị trí quốc tế của Đức được phục hồi. Đức tham gia Hội Quốc liên, ký kế một số Hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

II. NƯỚC ĐỨC TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939

1. Khủng hoảng kinh tế và quá Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng => giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản.

- Các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Quốc xã này càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

- Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình bành trưởng ảnh hưởng của Đảng Quốc xã.

- Ngày 30/1/1933, Hit-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Tổng thống Hin-đen-bua trao quyền thủ tướng chi Hít-le (30/1/1933)

2. Nước Đức trong những năm 1933 - 1939

* Chính trị

- Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

- Thủ tiêu nền cộng hòa Viama, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối. Năm 1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

* Kinh tế

- Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

- Thành lập Hội đồng kinh tế (7/1933); các ngành công nghiệp dần được phục hồi và hoạt động khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự,...

* Đối ngoại: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh:

- Rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động (tháng 10/1933).

- Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.

- Kí với Nhật Bản “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Một cuộc duyệt binh của Đức Quốc xã