Chính sách mới (1932) của Mĩ không giải quyết vấn đề nào dưới đây?
A. Khôi phục sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới, cứu trợ người thất nghiệp
B. Xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt chủng tộc và chênh lệch về mức sống
C. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế
D. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản
Đáp án là B
Giải thích: Mục…2 (phần II)….Trang…72...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Vai trò của Nhà nước Mĩ trong việc thực hiện Chính sách mới là gì?
Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực nào?
Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp mà Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ khi cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 đang diễn ra?
Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Tổng thống Ru-dơ-ven đã
Đạo luật quan trọng nhất mà Chính phủ Ru-dơ-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ là
Nội dung chủ yếu của đạo luật Phục hưng công nghiệp trong Chính sách mới (1932) là gì?
Tháng 11 - 1933, Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với
Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là
Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống bao nhiêu nhiệm kì liên tiếp?
Đạo luật nào sau đây không phải là đạo luật mà Chính phủ Ru-dơ-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ?
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bùng nổ ở Mĩ vào thời gian nào?
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực nào?
Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm
I. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1929
1. Tình hình kinh tế
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem đến cho nước Mĩ những “cơ hội vàng” cùng với đó là việc cải tiến kĩ thuật trong sản xuất ⇒ trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh.
* Biểu hiện của sự phát triển:
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ:
+ 1923 – 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%.
+ Năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
- Đi đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực: sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, ô tô,...
+ Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc.
+ Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.
Bãi đỗ ô tô ở Niu-ooc năm 1928
- Về tài chính: Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...
* Hạn chế:
- Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.
- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
2. Tình hình chính trị, xã hội
- Chính phủ của Đảng Cộng hòa thi hành các chính sách:
+ Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.
+ Ngăn chặn phong trào đấu tranh của công nhân.
+ Đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ trong phong trào công nhân.
- Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động ngày càng khổ cực ⇒ phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi.
- Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Mĩ.
II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939
1. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 – 1933 Ở MĨ
a. Nguyên nhân:
- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận ⇒ tình trạng “cung” vượt quá “cầu”.
b. Phạm vi, quy mô.
- Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ngày 29/10/1929, giá một loại cổ phiếu được cho là đảm bảo nhất sụt giảm tới 80% ⇒ hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.
Bài báo viết về sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng kinh tế (tháng 10/1929)
- Từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng ⇒ lan sang các ngành kinh tế khác.
- Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.
c. Hậu quả:
- Kinh tế suy thoái nghiêm trọng:
+ 1932, sản lượng công nghiệp chỉ còn 53.8%.
+ 11.5 vạn công ti thương nghiệp, 10 vạn ngân hàng,... phải đóng cửa.
+ 75% dân trại bị phá sản.
- Hàng trăm triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.
2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
a. Chính sách mới – khôi phục và phát triển kinh tế.
Tổng thống Ru-dơ-ven
- Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.
- Chính sách mới bao gồm các đạo luật:
+ Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
+ Đạo luật ngân hàng.
+ Đạo luật cứu trợ người thất nghiệp.
+ Đạo luật phục hưng công nghiệp.
- Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.
⇒ Bản chất: tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lí và điều tiết nền kinh tế.
Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới (người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước)
- Kết quả:
+ Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
b. Chính sách đối ngoại
- Thi hành chính sách láng giềng thân thiện đối với khu vực Mĩ Latinh.
- Công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Thực hiện chính sách “trung lập”, không tham dự vào các vấn đề quốc tế xảy ra bên ngoài châu Mĩ.