IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 289

Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều:

A. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó

Đáp án chính xác

B. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó

C. Phụ thuộc độ lớn điện tích thử

D. Phụ thuộc nhiệt độ môi trường

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Ta có:E=Fq

Nên nếu q > 0E,F cùng chiều và q < 0  ngược chiều.

Vì vậy điện tích thử dương thì véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cường độ điện trường là đại lượng:

Xem đáp án » 16/01/2022 2,527

Câu 2:

Điện trường là:

Xem đáp án » 16/01/2022 897

Câu 3:

Chọn phương án đúng nhất?

Điện trường đều là điện trường có:

Xem đáp án » 16/01/2022 769

Câu 4:

Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn:

Xem đáp án » 16/01/2022 457

Câu 5:

Cường độ điện trường là:

Xem đáp án » 16/01/2022 452

Câu 6:

Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

Xem đáp án » 16/01/2022 426

Câu 7:

Tìm phát biểu sai.

Véctơ cường độ điện trường E tại một điểm:

Xem đáp án » 16/01/2022 392

Câu 8:

Chọn phát biểu đúng?

Đơn vị của cường độ điện trường là:

Xem đáp án » 16/01/2022 377

Câu 9:

Điện trường là:

Xem đáp án » 16/01/2022 376

Câu 10:

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho:

Xem đáp án » 16/01/2022 317

Câu 11:

Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:

Xem đáp án » 16/01/2022 274

Câu 12:

Biểu thức nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 16/01/2022 263

Câu 13:

Đặt một một điện tích âm (q < 0) vào trong điện trường có vectơ cường độ điện trường E. Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích?

Xem đáp án » 16/01/2022 261

Câu 14:

Biểu hiện của điện trường là:

Xem đáp án » 16/01/2022 259

LÝ THUYẾT

I. Điện trường

1. Môi trường truyền tương tác điện

Điện trường là môi trường truyền tương tác điện giữa hai quả cầu nằm trong nó.

                                                     Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

2. Điện trường

Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

                                                        Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

Nếu một điện tích q nằm trong điện trường đó sẽ bị Q tác dụng một lực điện. Ngược lại q cũng gây ra một điện trường tác dụng lên Q một lực trực đối.

II. Cường độ điện trường

- Định nghĩa:

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

                                                                     E=Fq

- Vectơ cường độ điện trường

Cường độ điện trường được biểu diễn bằng một vecto cường độ điện trường.

                                                                     E=Fq

Trong đó:

+ Điểm đặt: tại điểm mà ta xét;

+ Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương;

+ Chiều dài (môđun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.

                                                      Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

- Đơn vị cường độ điện trường: V/m (hoặc N/C).

- Cường độ điện trường của một điện tích điểm

                                                                    E=Fq=kQr2

Độ lớn của cường độ điện trường E không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử q

                                                   Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

- Nguyên lí chồng chất điện trường

Có hai điện tích Q1 và Q2 gây ra tại điểm M hai điện trường có các vecto cường độ điện trường E1 và E2.

                                                    Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

+ Các điện trường E1;E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp E=E1+E2

+ Các vecto cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.

III. Đường sức điện

1. Định nghĩa

Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vecto cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.

                                                             Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

                                                          Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

Hình ảnh đường sức điện qua thực nghiệm

3. Hình dạng và đặc điểm của đường sức điện

+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi.

+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vecto cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là những đường không khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Trong trường hợp chỉ có 1 điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc từ vô cực về điện tích âm.

                                                      Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

                                              Đường sức điện từ vô cực về điện tích âm

                                                       Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

                                               Đường sức điện từ điện tích dương ra vô cực

                                                          Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

                         Đường sức điện xuất phát ở điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm

+ Số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta đang xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Như vậy, ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ mau, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ thưa.

4. Điện trường đều

Là điện trường mà vecto cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương chiều và độ lớn, đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.

                                                 Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »