Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 321

Cho hai điện tích q1=1nC, q2=8nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 30cm trong chân không. Tìm điểm C cách A và B bao nhiêu sao cho tại đó E2=2E1

A. CA = 20cm, CB = 20cm

B. CA = 20cm, CB = 10cm

C. CA = 15cm, CB = 15cm

D. CA = 10cm, CB = 20cm

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hai điện tích q1=106C, q2=106C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 40cm trong chân không. Xác định véctơ cường độ điện trường tại N có AN = 20cm, BN = 60cm.

Xem đáp án » 16/01/2022 22,621

Câu 2:

Cường độ điện trường do điện tích +Q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ lớn là E. Nếu thay bằng điện tích -2Q và giảm khoảng cách đến A còn một nửa thì cường độ điện trường tại A có độ lớn là:

Xem đáp án » 16/01/2022 1,990

Câu 3:

Cường độ điện trường do điện tích +Q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ lớn là E. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường:

Xem đáp án » 16/01/2022 1,404

Câu 4:

Hai điện tích điểm q1=4.106C; q2=36.106C đặt tại hai điểm cố định A và B trong dầu có hằng số điện môi ε=2. AB = 16cm. Xác định vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không?

Xem đáp án » 16/01/2022 826

Câu 5:

Tại hai điểm cố định A, B trong chân không cách nhau 60cm đặt hai điện tích q1=107C, q2=2,5.108C. Xác định vị trí tại điểm N thẳng hàng với A, B cách B bao nhiêu cm mà tại đó E1=E2.

Xem đáp án » 16/01/2022 557

Câu 6:

Cho hai điện tích q1=1nC, q2=3nC đặt tại hai điểm AB cách nhau 60cm trong chân không. Tìm điểm C mà cường độ điện trường tại đó có E1=3E2

Xem đáp án » 16/01/2022 507

Câu 7:

Cho q1=4.1010Cq2=4.1010C, đặt tại A và B trong không khí biết AB = 2cm. Xác định vectơ E tại điểm M, biết MA = 1cm, MB = 3cm.

Xem đáp án » 16/01/2022 455

Câu 8:

Hai điện tích điểm q1=3.107C, q2=3.108C đặt tại hai điểm A, B trong chân không AB = 9cm. Tìm cường độ điện trường do q1,q2 gây ra tại điểm C nằm trong khoảng A, B cách B đoạn 3cm?

Xem đáp án » 16/01/2022 450

Câu 9:

Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2cm bằng 105V/m. Tại vị trí cách điện tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105V/m?

Xem đáp án » 16/01/2022 433

Câu 10:

Một điện tích Q trong nước ε =81 gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 26cm một điện trường E=1,5.104V/m. Hỏi tại điểm N cách điện tích Q một khoảng r = 17cm có cường độ điện trường bằng bao nhiêu?

Xem đáp án » 16/01/2022 419

Câu 11:

Cho q1=4.1010C, q2=4.1010C, đặt tại A và B trong không khí biết AB = 2cm. Xác định vectơ E tại điểm H -  là trung điểm của AB.

Xem đáp án » 16/01/2022 374

Câu 12:

Trong nước có một viên bi nhỏ bằng kim loại thể tích V=10cm3 khối lượng m = 0,05g, mang điện tích q=109C đang lơ lửng. Tất cả đặt trong điện trường đều có đường thẳng đứng. Xác định chiều và độ lớn của E biết khối lượng riêng của nước D=1kg/m3 và g=10m/s2.

Xem đáp án » 16/01/2022 326

LÝ THUYẾT

I. Điện trường

1. Môi trường truyền tương tác điện

Điện trường là môi trường truyền tương tác điện giữa hai quả cầu nằm trong nó.

                                                     Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

2. Điện trường

Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

                                                        Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

Nếu một điện tích q nằm trong điện trường đó sẽ bị Q tác dụng một lực điện. Ngược lại q cũng gây ra một điện trường tác dụng lên Q một lực trực đối.

II. Cường độ điện trường

- Định nghĩa:

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

                                                                     E=Fq

- Vectơ cường độ điện trường

Cường độ điện trường được biểu diễn bằng một vecto cường độ điện trường.

                                                                     E=Fq

Trong đó:

+ Điểm đặt: tại điểm mà ta xét;

+ Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương;

+ Chiều dài (môđun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.

                                                      Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

- Đơn vị cường độ điện trường: V/m (hoặc N/C).

- Cường độ điện trường của một điện tích điểm

                                                                    E=Fq=kQr2

Độ lớn của cường độ điện trường E không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử q

                                                   Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

- Nguyên lí chồng chất điện trường

Có hai điện tích Q1 và Q2 gây ra tại điểm M hai điện trường có các vecto cường độ điện trường E1 và E2.

                                                    Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

+ Các điện trường E1;E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp E=E1+E2

+ Các vecto cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.

III. Đường sức điện

1. Định nghĩa

Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vecto cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.

                                                             Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

                                                          Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

Hình ảnh đường sức điện qua thực nghiệm

3. Hình dạng và đặc điểm của đường sức điện

+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi.

+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vecto cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là những đường không khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Trong trường hợp chỉ có 1 điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc từ vô cực về điện tích âm.

                                                      Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

                                              Đường sức điện từ vô cực về điện tích âm

                                                       Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

                                               Đường sức điện từ điện tích dương ra vô cực

                                                          Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

                         Đường sức điện xuất phát ở điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm

+ Số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta đang xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Như vậy, ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ mau, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ thưa.

4. Điện trường đều

Là điện trường mà vecto cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương chiều và độ lớn, đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.

                                                 Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »