Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Đáp án: B
Giải thích: Các sông lớn ở Đông Á xuất phát từ sơn nguyên Tây Tạng, đổ vào Thái Bình Dương. Ví dụ: sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Đây là đặc điểm của sông ngòi thuộc khu vực nào sau đây?
1. Đặc điểm sông ngòi
- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nit- xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti-gro, Ơ-phrát,…
Một đoạn sông Ô-bi và vị trí của sông Ô-bi trên lược đồ
- Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
* Phía Bắc
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc: có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nit-xây, Lê-na,…
+ Hướng: nam lên bắc.
+ Chế độ nước: mùa đông sông bị đóng băng, lũ vào mùa xuân.
Một đoạn sông Lê-na
* Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á
+ Mạng lưới sông dày đặc và nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,…
+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
* Tây Nam Á và Trung Á
+ Mạng lưới sông ngòi thưa, sông ngòi kém phát triển.
+ Nhờ vào nguồn cung cấp nước là băng tuyết nên đây có một số con sông lớn như: Xưa-đi-ri-a, A-mua Đi-ri-a ở Trung Á và Ti-gro, Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
+ Chế độ nước: do nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càng về hạ lưu càng giảm, một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc.
Một đoạn sông Hoàng Hà, Trung Quốc
- Giá trị của các con sông: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, du lịch, thủy sản,…
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á
- Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa đa dạng
+ Rừng lá kim có diện tích rộng: đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia, Đông Xi-bia.
+ Rừng cận nhiệt: Đông Á.
+ Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á và Nam Á.
Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á
+ Hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Nam Á và một phần Trung Á.
+ Đài nguyên: Bắc Á.
- Tuy nhiên hiện nay các cảnh quan đã và đang bị con người tàn phá nghiêm trọng cần được bảo vệ.
Một số động vật quý hiếm ở châu Á
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
a) Thuận lợi
- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng.
- Nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, kim loại màu,…
- Các tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật đa dạng là cơ sở để tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm.
Cảnh quang châu Á thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, biển đảo và nghỉ dưỡng
b) Khó khăn
- Địa hình cao, hiểm trở.
- Khí hậu: diện tích hoang mạc lớn, các vùng khí hậu giá lạnh,…
- Nhiều thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lụt,…