Nam Á tiếp giáp với vịnh biển nào sau đây?
A. Vịnh biển Đỏ.
B. Vịnh Bengan.
C. Vịnh biển Địa Trung Hải.
D. Vịnh biển Đen.
Giải thích: Nam Á tiếp giáp với bịnh Bengan ở phía đông. Các vịnh biển còn lại là thuộc Tây Nam Á.
Đáp án: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
1. Vị trí địa lí và địa hình
* Vị trí địa lí
- Tiếp giáp khu vực: Đông Nam Á, Trung Á và Tây Nam Á.
- Tiếp giáp với vịnh Ben-gan, biển A-rap, Ấn Độ Dương.
Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á
* Địa hình
Nam Á có 3 miền địa hình:
- Phía bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ dạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.
- Nằm giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng.
Dãy Gát Tây ở khu vực Nam Á
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
* Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới.
- Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.
+ Dãy Hi-ma-lay-a: khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp.
+ Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sườn bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.
+ Sườn phía bắc chắn gió mùa đông bắc nên phía nam Himalaya không quá lạnh như những nơi cùng vĩ độ ở Việt Nam.
+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan: khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 – 500mm. Phía Đông có lượng mưa nhiều nhất thế giới.
=> Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.
Lược đồ phân bố mưa ở khu vực Nam Á
* Sông ngòi: dày đặc có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
* Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Một góc thành phố Jaisalmer ở hoang mạc Tha