Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/01/2022 174

Hệ thống sông lớn của Đông Á có lũ vào mùa nào sau đây?

A. Thu đông.

B. Đông xuân.

C. Cuối xuân đầu hạ.

D. Cuối hạ, đầu thu.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: D.

Giải thích: Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở Đông Á do băng tuyết tan và gió mùa vào mùa hạ, nên lũ của các con sông vào thời kì cuối hạ, đầu thu (trang 42 SGK Địa lí lớp 8).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở

Xem đáp án » 21/01/2022 318

Câu 2:

Đông Á tiếp giáp với đại dương nào?

Xem đáp án » 21/01/2022 232

Câu 3:

Đông Á gồm mấy bộ phận?

Xem đáp án » 21/01/2022 169

Câu 4:

Phần đất liền của Đông Á chiếm bao nhiêu phần lãnh thổ của Đông Á?

Xem đáp án » 21/01/2022 152

LÝ THUYẾT

1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Nam Á

- Vị trí

   + Nằm ở phía đông châu Á.

   + Tiếp giáp: khu vực Bắc Á, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. Phía đông, đông nam giáp với Thái Bình Dương với các biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản.

- Lãnh thổ Đông Á gồm 2 bộ phận

   + Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

   + Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.

Lý thuyết Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á

2. Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình sông ngòi

* Phần đất liền:

- Địa hình đa dạng:

+ Các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía tây Trung Quốc.

+ Các vùng đồi núi thấp, đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

- Sông ngòi:

+ 3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, nước cạn vào cuối đông xuân.

Lý thuyết Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Dãy Thiên Sơn ở phía Tây Trung Quốc

* Phần hải đảo: nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”, là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

b) Khí hậu và cảnh quan

- Phần hải đảo và phần phía đông lục địa có khí hậu gió mùa nên rừng bao phủ. Nhưng ngày nay, phần lớn rừng đã bị khai thác nên diện tích rừng còn rất ít.

- Phần phía tây đất liền: khí hậu khô hạn nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

Lý thuyết Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Phú Sĩ - Ngọn núi lửa cao nhất ở Nhật Bản (3776)