Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất là
A. Tạo ra động đất.
B. Tạo ra núi lửa.
C. Tạo thành các đồng bằng lớn.
D. Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo.
Đáp án: C.
Giải thích: (trang 69 SGK Địa lí lớp 8).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của mảng kiến tạo?
Nhận định nào không phải tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất?
1. Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất
- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.
- Tác động của nội lực
+ Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo.
+ Hình thành các dãy núi, cao nguyên lớn.
+ Gây ra các hiện tượng: động đất, núi lửa, sóng thần,…
Lược đồ thế giới với một số dạng địa hình lớn
Động đất, núi lửa là do nội lực gây ra
Lược đồ các mảng kiến tạo
2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất
- Khái niệm: Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất.
-Tác động của ngoại lực: Tạo ra các dạng địa hình như nấm đá, đồng bằng, bờ biển bị sói mòn, thung lũng sông,…
Địa hình mài mòn do sóng ở các vùng ven biển
Nấm đá ở các sa mạc do gió thổi mòn tạo thành
Kết luận:
- Mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều chịu tác động thường xuyên, liên tục của nội lực và ngoại lực, tạo nên các dạng địa hình vô cùng phong phú của bề mặt Trái Đất.
- Ngày nay bề mặt Trái Đất vẫn đang tiếp tục thay đổi do tác động đồng thời của nội và ngoại lực.