Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 600

Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông nào sau đây?

A. Sông Hồng và sông Mã.

B. Sông Hồng và sông Cả.

Đáp án chính xác

C. Sông Đà và sông Mã.

D. Sông Đà và sông Cả.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: B.

Giải thích: Vùng núi Tây Bắc nằm giữ sông Hồng và sông Cả. (trang 104 SGK Địa lí 8).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặc điểm nào sau đây là của vùng núi Trường Sơn Bắc?

Xem đáp án » 23/01/2022 675

Câu 2:

Địa hình cacxto tập trung nhiều ở miền nào?

Xem đáp án » 23/01/2022 463

Câu 3:

Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Tây Bắc là

Xem đáp án » 23/01/2022 282

Câu 4:

Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là

Xem đáp án » 23/01/2022 217

LÝ THUYẾT

1. Khu vực đồi núi

a) Vùng núi Đông Bắc

- Vị trí: nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

- Đặc điểm: vùng đồi núi thấp chiếm ưu thế, cao ở tây bắc và thấp dần xuống đông nam.

- Hướng địa hình: vòng cung.

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Hà Giang là một trong những tỉnh có địa hình cao nhất vùng Đông Bắc

b) Vùng núi Tây Bắc

- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Đặc điểm: vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài.

- Hướng địa hình: tây bắc - đông nam.

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Hoàng Liên Sơn là dãy núi hùng vĩ và cao đồ sộ nhất ở nước ta

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Vị trí: Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.

- Đặc điểm: Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.

- Hướng địa hình: tây bắc - đông nam.

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Dãy Bạch Mã ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

- Vị trí: Nằm từ phía nam dãy Bạch Mã

- Đặc điểm: vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên badan xếp tầng. Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

- Hướng địa hình: vòng cung.

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Cao nguyên Di Linh - Một trong những cao nguyên điển hình ở vùng Trường Sơn Nam

2. Khu vực đồng bằng

a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn

- Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, cao khoảng 2-3m so với mực nước biển. Trên bề mặt địa hình không có đê lớn ngăn lũ và còn nhiều vùng đất lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước vào mùa lũ.

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ đồng bằng sông Cửu Long

- Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000km2, là đồng bằng lớn thứ 2. Đồng bằng có hệ thống đê bao quanh (các vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm).

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ đồng bằng sông Hồng

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

b) Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ

- Diện tích khoảng 15000 km2.

- Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa (3100km2).

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Bờ biển nước ta kéo dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

- Bờ biển miền Trung thường khúc khuỷu, lồi lõm, nhiều vũng, vịnh và nhiều bãi cát sạch.

- Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.

Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Phá Tam Giang - Cầu Hai, một trong những đầm phá lớn nhất ở nước ta hiện nay