Khí hậu Biển Đông mang tính chất là
A. Nhiệt đới hải dương.
B. Nhiệt đới địa trung hải.
C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Nhiệt đới ẩm.
Giải thích: Nhờ Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, kín và ấm nên khí hậu Biển Đông của Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Đáp án: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam; Số giờ nắng đạt 1400-3000 giờ/năm.
- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió.
- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Sa Pa là nơi có nhiệt độ thấp, hàng năm có tuyết rơi vào mùa đông
2. Tính chất đa dạng và thất thường
- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
Ở các tỉnh phía Nam mùa khô gây thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng
- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh
+ Biểu hiện: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…
+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
Bão gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đặc biệt ở miền Trung nước ta