Dưới nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật nào sau đây?
A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.
B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao.
C. Trồng nhiều cây công nghiệp.
D. Rừng ngập mặn.
Đáp án: B.
Giải thích: (trang 128 SGK Địa lí 8).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam
a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam
Đất nước ta đa dạng do nhiều nhân tố tạo nên: đá mẹ, khí hậu, địa hình, nguồn nước, sinh vật và tác động của con người.
Bón phân và vôi thích hợp để cải tạo đất
b) Nước ta có ba nhóm đất chính
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp
- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích tự nhiên.
- Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
- Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
Đất feralit chứa nhiều ôxít sắt và nhôm
- Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ...
- Thích hợp trồng cây công nghiệp.
* Nhóm đất mùn núi cao
- Hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chiếm 11% diện tích tự nhiên.
- Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn, vùng núi cao như Tây Bắc, Trường Sơn Bắc.
- Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
Lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam
* Nhóm đất phù sa sông và biển
- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
- Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
- Tập trung tại các vùng đồng bằng: khu vực sông Hồng; phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu,…
- Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…
Đất phù sa giàu dinh dưỡng, nhiều mùn
2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
- Đất đai là tài nguyên quý giá.
- Hiện trạng: Đất nông nghiệp đang sử dụng hiệu quả nhưng còn nhiều điều chưa hợp lí.
- Giải pháp
+ Miền núi: sử dụng hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi và bạc màu đất.
+ Đồng bằng: Cải tạo các loại đất chua, mặn và phèn.
Đất ở vùng núi dễ bị xói mòn, rửa trôi và sạt lở