Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là
A. Hệ sinh rừng thái ngập mặn.
B. Hệ sinh thái nông nghiệp.
C. Hệ sinh thái rừng tre nứa.
D. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
Giải thích: Các hệ sinh thái nông nghiệp như đồng ruộng, vườn làng, ao hồ thủy sản,… ngày càng mở rộng, lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
Đáp án: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái
1. Đặc điểm chung
- Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng.
- Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái và về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người nhiều hệ sinh thái bị tàn phá, suy giảm và biến đổi về chất lượng và số lượng.
Vườn quốc gia Cúc Phương có nhiều hệ sinh thái đa dạng
2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
- Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật.
- Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm.
Chà vá chân nâu - Loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm ở Sơn Trà, Đà Nẵng
3. Sự đa dạng về hệ sinh thái
Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố rộng khắp mọi miền.
- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Vùng đồi núi nước ta phát triển các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao,…
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia để bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên của nước ta.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác.
Ruộng bậc thang là hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra