Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, vùng núi dốc tỉ lệ che phủ rừng phải đạt là
A. 40-50%.
B. 50-60%.
C. 60-70%.
D. 70-80%.
Đáp án: D.
Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
1. Giá trị tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên thực vật của nước ta có giá trị nhiều mặt: cung cấp gỗ; cây cho tinh dầu, nhựa; thực phẩm; cây dược phẩm; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cho cành và hoa;…
- Giá trị của các loài động vật: làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
MỘT SỐ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM (Theo giá trị sử dụng)
Một số loại tinh dầu và dược liệu được điều chế từ các loại cây và hoa khác nhau
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu ha)
- Rừng nguyên sinh vật ở Việt Nam hiện nay còn rất ít, suy giảm về thành phần loài và số lượng loài.
- Tỉ lệ rừng che phủ hiện còn rất thấp, hiện nay chỉ đạt khoảng 35 - 38% diện tích đất tự nhiên.
- Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Rừng mưa nhiệt đới ở vùng Tây Nguyên - Kho vàng xanh của cả nước
3. Bảo vệ tài nguyên động vật
- Hiện nay rất nhiều loài động vật đã bị hủy diệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng ở cả trên đất liền và trên biển.
- Có khoảng 365 loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng đặc hữu, chỉ có phân bố tự nhiên ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng