Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh là gì? Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn? Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì?
* Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh:
- Tháng 2-1917 Cách mạng Dân chủ tư sản Nga thành công buộc Mĩ tham gia chiến tranh(4-1917), tháng 7-1917, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu có lợi cho phe Hiệp ước
- Tháng 11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tháng 3-1917 Nga rút khỏichiến tranh.
- Tháng 7-1918 Anh, Pháp bắt đầu phản công đức thua trận liên tiếp,và rút khỏi Pháp,Bỉ...
- 11-11-1918, Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.
* Mĩ tham chiến muộn vì:
- Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”, thực ra Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí kiếm lời.
- Đến năm 1917 Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đích: + Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc
+ Ngăn chăn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng.
* Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả:
- Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế.
- Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.
- Làm tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu.
- Châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.
- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Mục đích chính của Đức khi tiến công vào các nước thuộc phe Hiệp ước là
Nguyên nhân sau xa và duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
Phe Liên minh Đức – Áo – Hung đánh mất quyền chủ động, lâm vào thế bị động vào thời điểm nào trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vì
Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để
Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước?
Đức sử dụng chiến thuật nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
I. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1929
1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 – 1923)
a. Kinh tế
- Công nghiệp:
+ Do không bị chiến tranh tàn phá; mặt khác, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản châu Âu suy yếu ⇒ Nhật Bản có nhiều cơ hội để phát triển ⇒ Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp của Nhật Bản phát triển nhanh, mạnh mẽ.
+ Từ năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.
- Nông nghiệp
+ Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
+ Giá lương thực, thực phẩm đắt đỏ.
b. Xã hội
- Đời sống của người lao động không được cải thiện. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân, tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo.
- Tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.
2. Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 – 1929)
a. kinh tế
- Trong những năm 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển xen kẽ các đợt khủng hoảng, suy thoái.
+ Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.
+ Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ (30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản).
⇒ Nguyên nhân: nghèo tài nguyên, do đó, Nhật Bản phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu để phục vụ cho phong trào kinh tế.
b. Chính trị, xã hội
- Những năm cuối thập niên 20, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị:
+ Ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới.
+ Cắt giảm ngân sách quốc phòng.
+ Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác.
- Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến, đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh bành trướng thuộc địa.
II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (1929 – 1933) VÀ QUÁ TRÌNH QUÂN PHIỆT HÓA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NHẬT BẢN
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng:
+ Sản xuất công – thương nghiệp đình đốn.
+ Nông nghiệp suy sụp, đây là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
- Hàng triệu người thất nghiệp; Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.
Thủ đô Tô-ki-ô sau trận động đất năm 1923
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
a. Nguyên nhân, lý do lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Có ít thị trường, thuộc địa ⇒ khó có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa.
- Thiếu vốn, nguyên – nhiên liệu, thị trường tiêu thụ.
- Có truyền thống quân phiệt, hiếu chiến.
b. Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.
- Diễn ra thông qua các cuộc đấu tranh, thanh trừng, đảo chính quân sự đẫm máu giữa các tập đoàn quân phiệt (ví dụ: nhóm “sĩ quan trẻ”, phái “tướng lĩnh già”,...).
- Quá trình quân phiệt hóa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược bành trường thuộc địa.
+ 9/1931, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc của Trung Quốc, biến vùng đất này thành thuộc địa.
+ Năm 1933, dựng lên “Mãn Châu quốc”, do Phổ Nghi đứng đầu.
⇒ Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
Quân đội Nhật chiếm Mãn Châu
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật
- Hình thức đấu tranh: biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân.
⇒ Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.