Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa, khu vực hóa là
A. bảo thủ, thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế.
B. hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.
C. luôn giữ quan hệ hợp tác với vai trò trung lập.
D. chỉ giữ quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.
Đáp án B.
Giải thích: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung. Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
Tổ chức liên kết khu vực nào có sự tham gia của của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?
Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào dưới đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?
Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào?
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
Việt Nam là thành viên đồng thời của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là
Để có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển đã tiến hành
Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển đã tiến hành
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?
I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế, văn hóa, khoa học,… Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
1. Toàn cầu hóa về kinh tế
a) Thương mại phát triển
- Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao.
- Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO với 164 thành viên (2016).
b) Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
- Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB,… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.
Trụ sở của Ngân hàng thế giới (WB) đặt tại thủ đô Washington, Mỹ
d) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
- Số lượng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động rộng lớn.
- Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.
Trụ sở của Tập đoàn Samsung được đặt tại Hàn Quốc
2. Hệ quả của toàn cầu hóa
- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
- Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.
II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
- Các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC,…
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Thời cơ: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.