Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống?
A. Mở rộng sản suát và phát triển kinh tế
B. Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người
C. Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biển đổi khí hậu.
D. Cả 3 đáp án trên,
Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống:
- Mở rộng sản suát và phát triển kinh tế
- Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người
- Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biển đổi khí hậu.
- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
Chọn đáp án D.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào?
Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?
Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
I. Khái niệm về khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
Ví dụ:
II. Vật sống và vật không sống
- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…
- Vật không sống không có các khả năng trên.
Ví dụ:
Con ong là vật sống vì con ong có thể trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…
Cái bàn là vật không sống vì cái bàn không thể trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…
III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên bao gồm rất nhiều lĩnh vực:
- Vật lí học: nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.
- Hóa học: nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học: nghiên cứu về vật sống.
- Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó.
- Thiên văn học: nghiên cứu về các thiên thể.
Ví dụ:
+ Vật lý học: bay bằng khinh khí cầu, phẫu thuật mắt bằng tia laser…
+ Hóa học: Dùng axit HF vẽ lên thủy tinh; chữa cháy xăng dầu bằng cát…
+ Sinh học: mô hình trồng nấm tiên tiến, lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao…
+ Khoa học Trái Đất; dự báo thời tiết…
+ Thiên văn học: dùng kính thiên văn quan sát các ngôi sao…
IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống
- Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.
- Nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích, thì các ứng dụng của KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người.