Câu nào Đúng, câu nào Sai?
1. Vật thể được tạo nên từ chất. |
2. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất. |
3. Khối lượng miếng nhôm càng lớn thì khối lượng riêng của nhôm càng nhỏ. |
4. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó. |
5. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi. |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học
1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.
2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.
3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.
4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.
Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?
1. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.
2. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.
3. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.
4. Cơm nếp lên men thành rượu.
Em hãy bấm chọn các tính chất của sắt có trong đoạn văn sau:
Sắt l?
chất rắn,?
màu xám,?
có ánh kim,?
dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa
chất sắt,?
sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn
không hề bị gỉ sét.
Em hãy lựa chọn các đáp án chính xác và hoàn thành các câu sau:
Em hãy lựa chọn các đáp án chính xác và hoàn thành các câu sau:
- Các tính chất của chất như thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,… là các tính chất….của chất.
- Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất … của chất.
Em hãy bấm chọn các cụm từ chỉ tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:
Sắt l?
chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Các đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao,...
để ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.
Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là:
Các câu sau nói về tính chất vật lí của chất. Đúng hay Sai?
Dây đồng dẫn điện tốt.
Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao.
Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ.
Nước có thể hòa tan nhiều chất khác.
Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm:
- Lấy một mẫu nhỏ vôi tôi (calcium hydroxide) cỡ bằng hạt ngô cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp vào cốc khoảng 50 ml nước cất và khuấy đều.
- Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã đặt trên bình tam giác.
Khoảng 15 phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu lọc.
- Bạn Hùng lấy dung dịch trong bình tam giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1ml rồi tiếp tục thí nghiệm.
+ Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được chất rắn màu trắng chính là vôi tôi.
+ Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị vẩn đục do calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất rắn, màu trắng).
+ Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian ống nghiệm cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên bề mặt dung dịch.
Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong thí nghiệm.
Em hãy chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Không thể
Có thể
nhỏ hơn
lớn hơn
bằng
dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi
nhiệt độ sôi của nước.
“Than có màu đen, ở thể rắn, không có vị và không tan trong nước”. Nhận xét trên không cho biết tính chất vật lí nào của than?
I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí
|
Thể rắn |
Thể lỏng |
Thể khí |
Hình dạng |
Hình dạng cố định
|
Hình dạng theo vật chứa
|
Hình dạng theo vật chứa
|
Khả năng lan truyền (hay khả năng chảy) |
Không chảy được
|
Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt
|
Dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
|
Khả năng chịu nén |
Rất khó nén |
Khó nén |
Dễ nén |
Ví dụ |
Đinh sắt, hòn đá, chậu nhôm, mâm đồng, cốc thủy tinh,... |
Nước, rượu, dầu ăn, xăng,... |
Không khí, khí oxygen, khí nitrogen,... |
II. Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Sự nóng chảy: là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ví dụ:
- Vào mùa hè, nhiệt độ tăng nên băng tuyết tan dần thành nước lỏng
- Khi lấy que kem khỏi tủ lanh, do nhiệt độ môi trường cao hơn trong tủ lạnh nên kem bị chảy, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Sự đông đặc: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Ví dụ: Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết.
2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
- Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
Ví dụ: Thả đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc có các giọt nước li ti đọng lại. Hiện tượng này là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước lỏng bám quanh cốc.
- Sự hóa hơi: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
+ Sự bay hơi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng
Ví dụ : Hơi nước từ các hồ nước nóng
+ Sự sôi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng
Ví dụ: Nước sôi
Tổng kết bài học
- Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ
- Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định
- Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác