Điểm giống nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:
A. đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
B. đều xảy ra ở mọi nhiệt độ.
C. đều xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng.
D. đều là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi.
Điểm giống nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là: đều là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Ghép hai cột sau để được câu hoàn chỉnh:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là | Sự ngưng tự |
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là | Sự đông đặc |
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi là | Sự nóng chảy |
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng là | Sự bay hơi |
Cho các cụm từ sau:?cây thốt nốt, nước, củ cải đường, từ cây mía, sulfur dioxide. Em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
cây thốt nốt
nước
củ cải đường
từ cây mía
sulfur dioxide
Người ta có thể sản xuất đường saccharose…, cây… hoặc
Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi….sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí… để thu được đường trắng.
Bạn Minh nghiên cứu sự thay đổi thể của nước theo nhiệt độ và bạn ghi lại số liệu bằng đồ thị dưới đây, dựa vào đồ thị em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Nguồn: Sưu tầm
Ở điểm nào nước bắt đầu nóng chảy:
Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39°C. Làm lạnh thuỷ ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thuỷ ngân đông đặc?
I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí
|
Thể rắn |
Thể lỏng |
Thể khí |
Hình dạng |
Hình dạng cố định
|
Hình dạng theo vật chứa
|
Hình dạng theo vật chứa
|
Khả năng lan truyền (hay khả năng chảy) |
Không chảy được
|
Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt
|
Dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
|
Khả năng chịu nén |
Rất khó nén |
Khó nén |
Dễ nén |
Ví dụ |
Đinh sắt, hòn đá, chậu nhôm, mâm đồng, cốc thủy tinh,... |
Nước, rượu, dầu ăn, xăng,... |
Không khí, khí oxygen, khí nitrogen,... |
II. Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Sự nóng chảy: là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ví dụ:
- Vào mùa hè, nhiệt độ tăng nên băng tuyết tan dần thành nước lỏng
- Khi lấy que kem khỏi tủ lanh, do nhiệt độ môi trường cao hơn trong tủ lạnh nên kem bị chảy, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Sự đông đặc: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Ví dụ: Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết.
2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
- Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
Ví dụ: Thả đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc có các giọt nước li ti đọng lại. Hiện tượng này là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước lỏng bám quanh cốc.
- Sự hóa hơi: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
+ Sự bay hơi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng
Ví dụ : Hơi nước từ các hồ nước nóng
+ Sự sôi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng
Ví dụ: Nước sôi
Tổng kết bài học
- Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ
- Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định
- Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác