Chọn câu trả lời đúng. Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19inch19inch. Đường chéo của màn hình đó có kích thước:
A. 48,26mm
B. 4,826mm
C. 48,26cm
D. 48,26dm
Ta có, 1inch=2,54cm. Từ đó, ta suy ra:
19inch=19.2,54=48,26cm
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng?
Phía sau sách vật lý 6 có ghi: khổ 17x24cm . Các con số đó lần lượt chỉ:
Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo độ dài của vật nào nhất:
Một thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là
Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để:
1. Sự cảm nhận hiện tượng
Giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.
Ví dụ: Cảm giác cho ta thấy hình tròn màu đỏ ở hình (b) to hơn hình tròn màu đỏ ở hình (a). Nhưng thực tế, ta đo kích thước thì hình tròn màu đỏ ở hình (a) và hình (b) bằng nhau.
2. Đo chiều dài
a. Đơn vị đo chiều dài
Đơn vị |
Kí hiệu |
Đổi ra mét |
kilômét |
km |
1 000 m |
mét |
m |
1 m |
decimét |
dm |
0,1 m |
centimét |
cm |
0,01 m |
milimét |
mm |
0,001 m |
micrômét |
|
0,000 001 m |
nanômét |
nm |
0,000 000 001 m |
b. Cách đo chiều dài
- Người ta dùng thước để đo chiều dài.
- Có nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn
Thước cuộn
Thước thẳng
Thước dây
- Mỗi thước đo đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
+ Giói hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Các bước đo chiều dài bằng thước:
+ Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.
+ Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.
+ Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.
3. Khối lượng
a. Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị |
Kí hiệu |
Đổi ra kilôgam |
tấn |
t |
1 00 kg |
kilôgam |
kg |
1 kg |
gam |
g |
0,001 kg |
miligam |
mg |
0 000 001 kg |
b. Cách đo khối lượng
- Người ta đo khối lượng bằng cân
- Có nhiều loại cân để đo khối lượng
Cân điện tử
Cân y tế
Cân đồng hồ
- Các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ:
+ Bước 1: Ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
+ Bước 2: Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
+ Bước 3: Đặt vật lên đĩa cân.
+ Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.
+ Bước 5: Đọc và ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất.
4. Đo thời gian
a. Đơn vị đo thời gian
Đơn vị |
Kí hiệu |
Đổi ra giây |
ngày |
d |
86 400 s |
giờ |
h |
3 600 s |
phút |
min |
60 s |
giây |
s |
1 s |
miligiây |
ms |
0,001 s |
b. Cách đo thời gian
- Người ta đo thời gian bằng đồng hồ.
- Có nhiều loại đồng hồ:
Đồng hồ đeo tay
Đồng hồ điện tử
Đồng hồ bấm giây điện tử
- Cách đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử:
+ Bước 1: Chọn chức năng phù hợp bằng nút bấm MODE
+ Bước 2: Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0
+ Bước 3: Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
+ Bước 4: Kết thúc đo bằng cách nhấn STAR/STOP.
+ Bước 5: Đọc kết quả đo qua số chỉ của đồng hồ.