IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 210

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất:

Sự sôi

Sự nóng chảy

Sự bay hơi

Sự đông đặc

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Sự bay hơi

2. Sự sôi

3. Sự nóng chảy

4. Sự đông đặc

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại nhiệt độ xác định?

Xem đáp án » 16/03/2022 1,113

Câu 2:

Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là:

Xem đáp án » 16/03/2022 1,071

Câu 3:

Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

Xem đáp án » 16/03/2022 348

Câu 4:

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

Xem đáp án » 16/03/2022 261

Câu 5:

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ là:

Xem đáp án » 16/03/2022 256

Câu 6:

Cho các từ sau: rắn, lỏng, khí, 232°C, -232°C.

Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

rắn

lỏng

khí

232°C

-232°C

- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là …

Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể ….

Nhiệt độ sôi của helium là -268°C. Ở nhiệt độ phòng, helium ở thể…

Xem đáp án » 16/03/2022 248

Câu 7:

Hiện tượng tự nhiên nào sau không phải do hơi nước ngưng tụ?

Xem đáp án » 16/03/2022 242

Câu 8:

Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là:

Xem đáp án » 16/03/2022 241

Câu 9:

Hiện tượng tự nhiên nào say đây là do hơi nước ngưng tụ?

Xem đáp án » 16/03/2022 234

Câu 10:

Sự sôi là:

Xem đáp án » 16/03/2022 232

Câu 11:

Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?

Xem đáp án » 16/03/2022 230

Câu 12:

Điểm giống nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:

Xem đáp án » 16/03/2022 220

Câu 13:

Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Em hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến với nhiệt độ phòng.

Xem đáp án » 16/03/2022 209

Câu 14:

Điểm khác nhau giữa sự hóa hơi và sự bay hơi là:

Xem đáp án » 16/03/2022 208

Câu 15:

Sự nóng chảy là:

Xem đáp án » 16/03/2022 198

LÝ THUYẾT

I. Tính chất của chất

- Để nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào tính chất của chúng.

- Tính chất của chất bao gồm: tính chất vật lí và tính chất hóa học.

+ Một số tính chất vật lí của chất: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi …

Ví dụ: Đồng có một số tính chất vật lí sau: thể rắn, màu đỏ, có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất | Cánh diều

+ Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.

Ví dụ: Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác (như nước, acid, oxyen…)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất | Cánh diều

II – Sự chuyển thể của chất

1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

Ví dụ: Những viên nước đá bị tan thành nước khi để ở nhiệt độ phòng và tan nhanh hơn khi đun nóng.

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.

Ví dụ: Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước chuyển thành nước đá.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất | Cánh diều

Hình 6.5. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại.

2. Sự bay hơi và ngưng tụ

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí) được gọi là sự bay hơi.

Ví dụ: Sau trận mưa các vũng nước trên đường sẽ dần biến mất, đó là do một phần nước đã chuyển thành hơi nước.

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.   

Ví dụ: Mặt ngoài cốc nước đá có những giọt nước đọng, đó là do hơi nước trong không khí gặp lạnh, chuyển thành nước.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất | Cánh diều

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) và ngược lại còn được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất | Cánh diều

3. Sự sôi

- Sự sôi là là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng.

Ví dụ: Khi đun nước, nhiệt độ nước tăng dần, hơi nước bốc lên càng nhiều, ở đáy cốc xuất hiện các bọt khí. Nhiệt độ càng tăng bọt khí xuất hiện càng nhiều và nổi dần lên, càng đi lên càng to ra. Đến khi nước đạt một nhiệt độ xác định, các bọt khí lên đến mặt nước sẽ vỡ, làm mặt nước xao động mạnh. Khi đó nước đã sôi.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất | Cánh diều

- Chú ý:

Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Dưới đây là bảng so sánh giữa sự sôi và sự bay hơi:

Sự sôi

Sự bay hơi

- Xảy ra cả trong lòng và trên bề mặt chất lỏng

- Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ xác định

- Xảy ra trên bề mặt chất lỏng

- Bay hơi ở mọi nhiệt độ

III – Tổng kết

- Một số tính chất vật lí của chất: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan, thể tích, khối lượng, tính dẻo, tính cứng,   tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi …

- Một số tính chất hóa học của chất: khả năng cháy, khả năng phân hủy, khả năng tác dụng dược với chất khác.

- Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.

- Sự hơi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo thành các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của nước không thay đổi. Đối với một số chất lỏng khác, sự sôi cũng diễn ra tương tự.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »