Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?
A. Oxygen tan trong nước.
B. Oxygen nặng hơn không khí.
C. Oxygen không mùi, màu, vị.
D. Khí oxygen dễ trộn lẫn trong không khí.
Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất: Oxygen nặng hơn không khí.
Đáp án cần chọn là: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.
Khi đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí ôxi có hiện tượng gì xảy ra ?
Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị đập tắt?
Nung potassium permanganate (KMnO4) trong ống nghiệm (xem hình dưới đây), phản ứng sinh ra khí oxygen. Khí được dẫn vào một ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm.
Khi nào thì biết được ống nghiệm thu khí oxygen đã chứa đầy khí?
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.
2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.
3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.
Một lần, bạn An vào viện thăm ông ngoại đang phải cấp cứu. Khi vào viện, An thấy trên mũi ông đang phải đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chân. Bạn An thắc mắc rằng:
Nếu là oxygen thì tại sao trong không khí đã có oxygen rồi tại sao phải dùng thêm bình khí oxygen? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn An bằng cách bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
cao
thấp
hô hấp
không khí
Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen …
, cơ quan …
của người bệnh lại hoạt động yếu nên oxygen trong …
không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh. Oxygen trong bình là oxygen có hàm lượng …(gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxygen cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.
Khi một can xăng do bất cần bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất?
Khi đốt cháy 1L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng.ận dụng
Thể tích khí carbon dioxide sinh ra là:
Một phòng học có chiều dải 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.
Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.
Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?
1. Tính chất vật lí của oxygen
- Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
2. Tầm quan trọng của oxygen
- Oxygen cần cho sự sống của sinh vật trên Trái Đất
+ Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
+ Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, trong nước và trong đất.
+ Nhờ có oxygen mà sự sống của các sinh vật trên Trái Đất mới có thể được duy trì.
- Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu
+ Khí oxygen duy trì sự cháy, không có khí oxygen thì không có sự cháy.
Chú ý:
* Muốn khởi đầu sự cháy, ta cần cung cấp nhiệt ban đầu cho chất cháy (sự khơi mào).
* Quá trình cháy có tỏa nhiệt và phát sáng.
* Trong điều kiện có càng nhiều khí oxygen, sự cháy diễn ra càng mạnh và càng tỏa nhiều nhiệt.
+ Oxy với quá trình đốt cháy nhiên liệu:
* Trong điều kiện có oxygen và được khơi mào, nhiên liệu sẽ cháy và phát sinh ngọn lửa.
* Ánh sáng và nhiệt tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu đó được dùng để thắp sáng, sưởi ấm, nấu chín thức ăn hoặc làm các hoạt động máy móc, phương tiện giao thông …
Chú ý:
* Biểu tượng tam giác lửa có ý nghĩa là muốn có ngọn lửa phải đủ đồng thời cả 3 yếu tố: chất đốt (nhiên liệu), nhiệt và oxygen. Vì vậy muốn dập tắt đám cháy, ta chỉ cần làm mất đi một trong 3 yếu tố trong tam giác lửa.
* Ngọn lửa thường được dập tắt bằng cách “làm mát” hoặc ngăn nhiên liệu tiếp xúc với nguồn oxygen. Tuy nhiên không có chất dập lửa vạn năng, tùy từng loại chất cháy mà người ta lựa chọn chất dập lửa cho phù hợp.
Ví dụ: Dập tắt đám cháy gỗ bằng nước, nhưng không thể dùng nước để dập tắt đám cháy do xăng, dầu.
II – Không khí
1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí được thể hiện trong hình sau:
Chú ý: Khí hiếm còn được gọi là khí trơ, là những khí ít có khả năng tác dụng với chất khác. Ví dụ như helium, neon …
2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên
- Không khí là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên, ví dụ:
+ Oxygen cần cho sự hô hấp của con người, động vật, thực vật…
+ Carbon dioxide cần cho sự quang hợp.
+ Nitơ cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.
+ Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa.
Chú ý: Chu trình của oxygen trong tự nhiên:
Chu trình oxygen trong tự nhiên được thể hiện như sau: Quá trình hô hấp và đốt cháy nhiên liệu lấy oxygen từ không khí và thải ra khí carbon dioxide. Tuy nhiên, cây xanh nhờ quá trình quang hợp lại hấp thu khí carbon dioxide và giải phóng ra khí oxygen.
3. Sự ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí
- Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói, bụi hoặc các khí lạ khác.
- Không khí bị ô nhiễm có thể xuất hiện mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.
a/ Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí.
- Các chất chính gây ô nhiễm không khí là: carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen dioxide, sulfur dioxide …
- Hai nguồn gây ô nhiễm chính là ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm do con người gây ra.
+ Nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên: phấn hoa, núi lửa, cháy rừng…
+ Nguồn gây ô nhiễm không khí do con người: rác thải, phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt, cháy rừng…
- Không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm. Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà là: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa …
b/ Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên.
- Ô nhiễm không khí có thể gây ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, dị ứng … và một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi … làm giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid …
- Chú ý về hiện tượng hiệu ứng nhà kính:
+ Hiệu ứng nhà kính có tác dụng giữ cho Trái Đất không quá lạnh. Hơi nước và khí carbon dioxide là hai chất chính đóng góp vào hiệu ứng nhà kính.
+ Tuy nhiên, nhiều hoạt động của con người đã làm tăng lượng carbon dioxide trong khí quyển, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng, gây ra sự “nóng lên toàn cầu” và “biến đổi khí hậu”.
+ Các tác động của sự nóng lên toàn cầu bao gồm: mực nước biển dâng, hạn hán, sa mạc hóa …
c/ Biện pháp bảo vệ môi trường không khí
- Kiểm soát khí thải là một trong những biện pháp chính để giảm ô nhiễm không khí.
- Một số biện pháp để bảo vệ môi trường không khí như:
+ Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên bệnh viện, trường học, ủy ban, trạm xá, hai bên đường giao thông …
+ Tuyên truyền và nâng cao ý thức của con người: phát động ngày vì môi trường, tuyên truyền trên đài phát thanh hàng ngày …
+ Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn thân thiện với môi trường.
+ Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy …
III – Tổng kết
- Oxygen là khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
- Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
- Thành phần của không khí bao gồm: oxygen, nitơ, carbon dioxide, hơi nước, khí hiếm, … Trong đó oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
- Không khí có vai trò quan trọng đối với tự nhiên.
- Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và đời sống sinh vật.
- Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.