Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 258

Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn: Việc sử dụng chung đồng tiền chung Ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển tiền tệ, đơn giản hóa công tác kế toán,… nhưng cùng gây nên tình trạng giá các sản phẩm hàng tiêu dùng tăng cao, dần dần dẫn tới lạm phát.

Đáp án: D

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 (Đơn vị: %)

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời câu hỏi : Để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là

Xem đáp án » 18/03/2022 279

Câu 2:

Năm 1958, năm 1951, năm 1957 là thời gian tương ứng với năm thành lập của các tổ chức nào ở châu Âu?

Xem đáp án » 18/03/2022 253

Câu 3:

Các nước tham gia sáng lập Cộng đồng Nguyên tử châu Âu vào năm 1958 là

Xem đáp án » 18/03/2022 247

Câu 4:

Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

Xem đáp án » 18/03/2022 236

Câu 5:

Năm 1958, các nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua sáng lập

Xem đáp án » 18/03/2022 224

Câu 6:

Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

Xem đáp án » 18/03/2022 213

Câu 7:

Nước nào sau đây không tham gia sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tiền thân của EU ngày nay) vào năm 1957?

Xem đáp án » 18/03/2022 207

Câu 8:

Dựa vào bảng số liệu tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 (câu 4), trả lời câu hỏi : Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án » 18/03/2022 204

Câu 9:

Nước nào sau đây không tham gia sáng lập Cộng đồng Nguyên tử châu Âu vào năm 1958?

Xem đáp án » 18/03/2022 198

Câu 10:

Dựa vào bảng số liệu tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 (câu 4), trả lời câu hỏi : EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là do

Xem đáp án » 18/03/2022 196

Câu 11:

Dựa vào bảng số liệu tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 (câu 4), trả lời câu hỏi : Khi vẽ hai biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 thì bán kính hình tròn

Xem đáp án » 18/03/2022 194

Câu 12:

Tổ chức nào ở châu Âu được thành lập vào năm 1958?

Xem đáp án » 18/03/2022 185

Câu 13:

Năm 1967, tổ chức nào ở châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức là Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu?

Xem đáp án » 18/03/2022 185

LÝ THUYẾT

I. Quá trình hình thành và phát triển

1. Sự ra đời và phát triển

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.

- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu. Gồm 6 nước: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua.

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Trụ sở của EU ở Brúc-xen, Bỉ

- Năm 1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Năm 1993, với hiệp ước Ma-xtrich - đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến trước 2020 là 28 nước (năm 2020 EU có: 27 nước, Anh chính thức rời EU).

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

LIÊN MINH CHÂU ÂU NĂM 2007

2. Mục đích và thể chế

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma-xtrích (1993)

- Mục đích:

   + Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.

   + Tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật phápnội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại.

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

CÁC CƠ QUAN ĐẦU NÃO CỦA EU

- Thể chế:

   + Hội đồng châu Âu.

   + Nghị viện châu Âu.

   + Hội đồng bộ trưởng EU.

   + Ủy ban liên minh châu Âu.

II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

BẢNG SỐ LIỆU VỀ MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2004 VÀ NĂM 2017

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

- EU thành công trong việc tạo ra 1 thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu giữa các nước thành viên và sử dụng đồng tiền chung (ơ-rô).

- Vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển giữa các nước.

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

VAI TRÒ CỦA EU TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017 (Đơn vị: %)

2. Tổ chức thương mại hàng đầu

- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.

- Giữa các nước dỡ bỏ thuế quan trong buôn bán và có chung mức thuế với các nước ngoài EU.

- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.

- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.

Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) – EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Đồng tiền chung của EU - Euro