Sắp xếp các độ lớn của lực trong các trường hợp sau đây theo thứ tự tăng dần?
1: Lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút bi
2: Lực của tay người bắn cung tác dụng lên dây cung
3: Lực của tay tác dụng để đẩy nôi em bé
4: Lực của tay lực sĩ tác dụng lên quả tạ
A. 1 → 2 → 3 → 4
B. 4 → 3 → 2 → 1
C. 3 → 2 → 1 → 4
D. 1 → 2 → 4 → 3
Thứ tự tăng dần độ lớn của lực:
1 → 2 → 3 → 4
Chọn đáp án A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?
Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?
Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?
(1) Ước lượng độ lớn của lực.
(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.
(3) Chọn lực kế thích hợp.
(4) Đọc và ghi kết quả đo.
(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.
I. Các đặc trưng của lực
1. Độ lớn của lực
- Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.
2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niuton, kí hiệu là N.
Độ lớn lực của cậu bé tác dụng lên thùng hàng khoảng 70 N.
- Dụng cụ đo lực là lực kế.
Ví dụ:
Dùng lực kế đo độ lớn của lực để kéo hộp bút của em khoảng 2,3 N.
3. Phương và chiều của lực
Mỗi lực có phương và chiều xác định.
II. Biểu diễn lực
Dùng mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:
- Gốc của mũi tên: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
- Phương và chiều của mũi tên: là phương và chiều của lực.
- Độ dài của mũi tên: biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
Ví dụ:
Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:
- Điểm đặt: tại mép vật.
- Phương: thẳng đứng.
- Chiều: từ dưới lên trên.
- Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).