Đơn vị của năng lượng là:
A. N
B. kg
C. J
D. kg.N
Đơn vị năng lượng là jun, kí hiệu là J (lấy theo tên của nhà bác học người Anh James Prescott Joule, 1818 – 1889).
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”.
Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng bao nhiêu?
Hoàn thành câu sau:
“Năng lượng _____ của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất được các loài thực vật hấp thụ để _____ và _____”.
Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000 kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị Jun thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1cal≈4,2J1cal≈4,2J và 1kcal=1000cal1kcal=1000cal.
Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?
I. Năng lượng
Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.
- Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.
- Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.
- Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời.
Vậy, mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.
Quạt quay được là nhờ năng lượng điện.
II. Năng lượng và tác dụng lực
- Năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
- Năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
Khi năng lượng gió càng nhiều thì lực tác dụng của gió lên chong chóng càng dài, chong chóng càng quay lâu.
III. Sự truyền năng lượng
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.
Ví dụ:
- Qua truyền nhiệt:
- Qua tác dụng lực: