Chọn đáp án đúng?
1 AU là:
A. đơn vị thiên văn
B. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời
C. xấp xỉ bằng 150 triệu km
D. cả ba đáp án trên đều đúng.
AU là đơn vị đo chiều dài trong thiên văn học. 1 AU còn gọi là đơn vị thiên văn (đvtv) có chiều dài bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, xấp xỉ bằng 150 triệu km.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chu kì tự quay và chu kì quay quanh Mặt Trời của Thổ tinh lần lượt là:
Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:
Bốn hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời có thành phần chủ yếu là:
Hành tinh gần Mặt Trời nhất và hành tinh xa Mặt Trời nhất lần lượt là?
Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt Trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?
Tính từ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời?
Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.
Chọn đáp án?đúng?
Khối lượng các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:
I. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) gồm:
+ Mặt Trời ở trung tâm.
+ Các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời:
* Tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
* Hơn trăm vệ tinh
* Các sao chổi
* Các tiểu hành tinh
* Các thiên thạch
* Bụi vũ trụ.
- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.
- Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau:
+ Thủy tinh gần Mặt Trời nhất.
+ Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.
II. Các hành tinh của Hệ Mặt Trời
1. Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời
- Bốn hành tinh vòng trong (nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh):
+ Thủy tinh
+ Kim tinh
+ Trái Đất
+ Hỏa tinh
- Chúng có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại.
- Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.
2. Các hành tinh vòng ngoài của Hệ Mặt Trời
- Bốn hành tinh vòng ngoài là:
+ Mộc tinh
+ Thổ tinh
+ Thiên Vương tinh
+ Hải Vương tinh
- Chúng được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì:
+ Chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí;
+ Chúng có kích thước rất lớn.
- Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời nên có nhiệt độ thấp.