A. chủ nghĩa tư bản.
B. chủ nghĩa xã hội.
C. phong kiến.
D. dừng lại ở cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
Đáp án: B
Lời giải: Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là chủ nghĩa xã hội.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
I. Kiến thức cơ bản
1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Giai đoạn đầu:
+ Kinh tế phát triển
+ Lực lượng sản xuất phát triển tới giới hạn
+ Nguyên tắc phân phối “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
- Giai đoạn sau:
+ Kinh tế phát triển mạnh mẽ
+ Lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng
+ Của cải dồi dào
+ Nguyên tắc phân phối” làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
⇒ XHCSCN là quá trình phát triển lâu dài qua 2 giai đoạn cơ bản, trong đó CNXH là giai đoạn đầu của XHCNCS.
b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam.
- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh
- Do nhân dân lao động làm chủ
- KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.
- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
2. Quá độ lên CNXH ở nước ta
a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam
- Hai hình thức quá độ:
+ Qúa độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH
+ Qúa độ từ XH tiền TB lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN.
- Tính tất yếu đi lên CNXH:
+ Việc làm đúng đắn
+ Phù hợp với điều kiện lịch sử
+ Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
+ Phù hợp với xu thế của thời đại.
b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta
- Chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Văn hóa: Tồn tại nhiều loại, khuynh hướng khác nhau, tồn tại tư tưởng lạc hậu, phản động.
- Xã hội: Có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đời sống các vùng chưa đều, tệ nạn xã hội…
⇒ Những đặc điểm trên hiện nay đang tồn tại những có những cái tốt ta nên phát huy, những yếu tố cổ, lạc hậu không phù hợp ta cần loại bỏ, để sớm đưa đất nước ta lên CNXH.