IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 221

Điểm nào sau đây không đúng với ngành hải sản của Nhật Bản?

A. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.

B. Nghề nuôi trồng hải sản không được chú trọng phát triển.

Đáp án chính xác

C. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao.

D. Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B.

Giải thích: Ở Nhật Bản nghề nuôi trồng hải sản như nuôi tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc được chú trọng phát triển.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dẫn chứng nào chứng minh cho nhận xét: “Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản”?

Xem đáp án » 30/03/2022 366

Câu 2:

Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là

Xem đáp án » 30/03/2022 332

Câu 3:

Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

Xem đáp án » 30/03/2022 316

Câu 4:

Nhận định nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn – su?

Xem đáp án » 30/03/2022 315

Câu 5:

Vì sao việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

Xem đáp án » 30/03/2022 290

Câu 6:

Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là

Xem đáp án » 30/03/2022 259

Câu 7:

Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang phát triển như thế nào?

Xem đáp án » 30/03/2022 252

Câu 8:

Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước phát triển là

Xem đáp án » 30/03/2022 241

Câu 9:

Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

Xem đáp án » 30/03/2022 238

Câu 10:

Hai ngành nào dưới đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản?

Xem đáp án » 30/03/2022 229

Câu 11:

Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?

Xem đáp án » 30/03/2022 223

LÝ THUYẾT

I. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí: Là quần đảo nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương.

- Bao gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.

- Địa hình: chủ yếu là đồi núi (80%), đồng bằng nhỏ hẹp tập trung ở ven biển.

- Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có sự phân hoá Bắc - Nam.

- Tài nguyên: nghèo khoáng sản, thuỷ hải sản giàu có và phong phú.

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Tự nhiên Nhật Bản

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Núi Phú Sĩ - Biểu tượng của đất nước Nhật Bản

II. Dân cư

DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

- Dân số đông: 125,9 triệu người (năm 2020) - đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: thấp và giảm dần.

- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ > 65 tuổi cao, tăng nhanh, là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83,6 tuổi - 2015).

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Tháp dân số Nhật Bản năm 2015 và năm 2025 (dự báo)

- Tỉ lệ dân thành thị: cao 79% - 2004 (hơn 90% - 2015).

- Mật độ dân số: mật độ dân số cao, phân bố không đều.

- Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.

   + Giờ giấc, tác phong công nghiệp cao, tự giác, kỉ luật nghiêm, thông minh,…

   + Giáo dục phát triển.

- Thành phần dân tộc: 99,3% dân số là người Nhật.

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Đại học Tokyo - Đứng đầu bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất ở châu Á

III. Kinh tế

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Nhật Bản là cường quốc kinh tế trên thế giới.

* Sau chiến tranh II đến 1950: Do là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ II nên nền kinh tế lâm vào tình trạng suy sụp nghiệm trọng.

* Từ 1952 - 1973

- Thành tựu: là thời kì phát triển “thần kì” với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP phát triển nhanh 7,8% - 18,8%, đứng thứ 2 thế giới, nhiều sản phẩm đứng vị trí cao (vô tuyến, máy ảnh,…).

- Nguyên nhân: tích lũy vốn, sử dụng triệt để nguồn lao động, tập trung vào những ngành sinh lời nhanh, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng,…

* Từ 1973 đến nay

- Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại.

- Nguyên nhân: Khủng hoảng năng lượng, chính phủ thực hiện chiến lược kinh tế mới, kết quả làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng không ổn định.

- Hiện nay, GDP đứng thứ 3 thế giới, sau Hoa Kì, Trung Quốc.

:  Lý thuyết Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Vịnh Tokyo, Nhật Bản