A. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong nước và giữa các nước.
B. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước.
C. Tăng cường giao thương kinh tế qua các cửa khẩu.
D. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng hậu phương cảng.
Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, đây cũng là đặc điểm địa hình của các quốc gia Đông Nam Á. Do vậy giao thông đông – tây trong một nước cũng như giữa các nước Đông Nam Á gặp nhiều khó khăn gây cản trở sự giao lưu trao đổi hàng hóa, hợp tác giữa miền núi với các vùng đồng bằng, giữa các quốc gia Đông Nam Á; hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội cho dân cư ở vùng miền núi của các quốc gia. Ví dụ. Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có địa hình gồm nhiều dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, tập trung ở phía tây lãnh thổ -> hạn chế sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng miền núi phía tây với vùng đồng bằng ở phía đông, sự giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta với các nước ở phía tây như Lào, Cam-pu-chia (biên giới với các nước này chủ yếu là vùng núi) => Việc phát triển các tuyến giao thông hướng Đông – Tây tuy khó khăn nhưng sẽ góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong một nước cũng như giữa các nước trong khu vực.
Chọn: A.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN ĐÔNG NAM Á
- Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Xingapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông Timo.
2. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện |
Đông Nam Á lục địa |
Đông Nam Á biển đảo |
Địa hình |
- Bị chia cắt mạnh. - Hướng núi: TB - ĐN, B - N. - Đồng bằng tập trung ven biển. |
- Ít đồng bằng. - Nhiều đồi núi và núi lửa. - Nhiều đảo và quần đảo. |
Khí hậu |
- Nhiệt đới gió mùa. - Có phần lãnh thổ có mùa đông lạnh (Việt Nam, Mianma). |
- Nhiệt đới gió mùa. - Xích đạo. |
Sông ngòi |
- Mạng lưới dày đặc. - Có nhiều sông lớn. |
- Sông ngắn, dốc. |
Khoáng sản |
- Đa dạng: dầu mỏ, sắt, khí tự nhiên, thiếc than,… |
- Dầu mỏ, than, đồng,… |
Bãi biển Nha Trang, Việt Nam
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
* Thuận lợi
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
- Nhiều khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Nhiều rừng thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển du lịch.
Pulau Perhentian, Malaysia - Một địa danh nổi tiếng về lặn và tắm biển
* Khó khăn
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt,…
- Suy giảm rừng, xói mòn đất,…
* Biện pháp
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Phòng chống và khắc phục thiên tai.
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Dân số đông (677,7 triệu người), mật độ dân số cao (156 người/km2) - 2020.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang giảm.
- Dân số trẻ, số người trong dộ tuổi lao động đông (> 50%).
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề và trình độ còn hạn chế.
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc.
- Một số dân tộc phân bố rộng ảnh hưởng đến quản lí, xã hội và chính trị.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
Siem Reap và quần thể Angkor Wat, Campuchia