IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 344

Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển là

A. Mục tiêu cụ thể của từng quốc gia trong ASEAN.

B. Mục tiêu của ASEAN và các nước, vùng lãnh thổ.

C. Mục tiêu tổng quát của ASEAN.

Đáp án chính xác

D. Mục tiêu trong chính sách của ASEAN.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Giải thích: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Chọn: C.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

Xem đáp án » 12/04/2022 240

Câu 2:

Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong các nước dưới đây?

Xem đáp án » 12/04/2022 240

Câu 3:

5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là

Xem đáp án » 12/04/2022 219

Câu 4:

Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là

Xem đáp án » 12/04/2022 210

Câu 5:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào dưới đây?

Xem đáp án » 12/04/2022 204

Câu 6:

Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

Xem đáp án » 12/04/2022 202

Câu 7:

Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

Xem đáp án » 12/04/2022 195

Câu 8:

Quốc gia nào dưới đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?

Xem đáp án » 12/04/2022 186

Câu 9:

Nhận định nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

Xem đáp án » 12/04/2022 185

Câu 10:

Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nước dưới đây?

Xem đáp án » 12/04/2022 184

Câu 11:

Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

Xem đáp án » 12/04/2022 175

Câu 12:

Dựa vào bảng số liệu câu 17, trả lời câu hỏi: Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất là

Xem đáp án » 12/04/2022 174

Câu 13:

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào dưới đây?

Xem đáp án » 12/04/2022 169

LÝ THUYẾT

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

Lý thuyết Đông Nam Á – Tự nhiên, dân cư và xã hội | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN ĐÔNG NAM Á

- Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.

- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.

- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

- Diện tích: 4,5 triệu km2.

- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Xingapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông Timo.

2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á biển đảo

Địa hình

- Bị chia cắt mạnh.

- Hướng núi: TB - ĐN, B - N.

- Đồng bằng tập trung ven biển.

- Ít đồng bằng.

- Nhiều đồi núi và núi lửa.

- Nhiều đảo và quần đảo.

Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa.

- Có phần lãnh thổ có mùa đông lạnh (Việt Nam, Mianma).

- Nhiệt đới gió mùa.

- Xích đạo.

Sông ngòi

- Mạng lưới dày đặc.

- Có nhiều sông lớn.

- Sông ngắn, dốc.

Khoáng sản

- Đa dạng: dầu mỏ, sắt, khí tự nhiên, thiếc than,…

- Dầu mỏ, than, đồng,…

 Lý thuyết Đông Nam Á – Tự nhiên, dân cư và xã hội | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Bãi biển Nha Trang, Việt Nam

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á

* Thuận lợi

- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).

- Nhiều khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp.

- Nhiều rừng thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển du lịch.

Lý thuyết Đông Nam Á – Tự nhiên, dân cư và xã hội | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Pulau Perhentian, Malaysia - Một địa danh nổi tiếng về lặn và tắm biển

* Khó khăn

- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt,…

- Suy giảm rừng, xói mòn đất,…

* Biện pháp

- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

- Phòng chống và khắc phục thiên tai.

II. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Dân số đông (677,7 triệu người), mật độ dân số cao (156 người/km2) - 2020.

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang giảm.

- Dân số trẻ, số người trong dộ tuổi lao động đông (> 50%).

- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề và trình độ còn hạn chế.

- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.

2. Xã hội

- Các quốc gia có nhiều dân tộc.

- Một số dân tộc phân bố rộng ảnh hưởng đến quản lí, xã hội và chính trị.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.

Lý thuyết Đông Nam Á – Tự nhiên, dân cư và xã hội | Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Siem Reap và quần thể Angkor Wat, Campuchia