Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ gắn liền với
A. pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
B. pháp luật, kỉ luật, trật tự.
C. kỉ cương, trật tự, công bằng.
D. công bằng, dân chủ, văn minh.
Đáp án: A
Lời giải: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, trước tiên Nhà nước phải ghi nhận các quyền dân chủ của công dân bằng
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội?
Nhân dân có quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là dân chủ trên lĩnh vực
Việc nhân dân tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thể hiện ở hình thức dân chủ nào dưới đây?
Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực chính trị?
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của chủ thể nào sau đây?
Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực văn hoá?
Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội?
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức của ai làm nền tảng tinh thần xã hội?
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp, tầng lớp nào sau đây?
I. Kiến thức cơ bản
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
a. Khái niệm dân chủ
- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.
b. Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện:
- Mang bản chất giai cấp công nhân.
- Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- Lấy hệ tư tưởng Mác - Lê-nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.
- Là nền dân chủ của nhân dân lao động.
- Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.
- Quyền tự do kinh doanh buôn bán.
- Quyền sử dụng những tư liệu sản xuất chung của xã hội.
b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
- Quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Quyền kiến nghị, biểu quyết với cơ quan nhà nước.
- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa
- Quyền tham gia vào đời sống văn hóa.
- Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa.
- Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
- Quyền lao động, bình đẳng nam nữ.
- Quyền được hưởng an toàn, bảo hiểm XH.
- Quyền được bảo vệ về vật chất bà tinh thần khi không còn khả năng lao động.
- Quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cống hiến trong xã hội.
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ
a. Dân chủ trực tiếp
- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết kế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia. Trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước.
- Hình thức phổ biến:
+ Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước
+ Bẩu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
+ Thực hiện sáng kiến pháp luật
+ Nhân dân tự qản, xây dựng quy ước… phù hợp pháp luật.
b. Dân chủ gián tiếp
- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của nhà nước.