Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện ở đâu tại Việt Nam?
A. Hạ Long
B. Quỳnh Văn
C. Bầu Tró
D. Hòa Bình
Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam trong văn hóa Hòa Bình khi các nhà khoa học đã phát hiện ra những hạt thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy,…
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đâu không phải nơi cư trú chủ yếu của người nguyên thủy ở Việt Nam?
Khi nào Người tinh khôn săn bắt được những loại thú rừng lớn, chạy nhanh?
Từ đâu mà người ta biết người nguyên thủy có tục chôn cất người chết?
1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy
a. Bầy người nguyên thủy:
- Dạng người: Người tối cổ.
- Đời sống vật chất: Sống trong hang, động, dựa vào săn bắt và hái lượm.
- Tổ chức xã hội: Sống thành bầy, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.
- Đời sống tinh thần: Biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá,...
b. Công xã thị tộc:
- Dạng người:
+ Người tinh khôn
+ Hình thành ba chủng tộc lớn: da vàng, da trắng và da đen.
- Đời sống vật chất: Biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải và làm gốm.
- Tổ chức xã hội: Công xã thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung.
- Đời sống tinh thần: Biết làm đồ trang sức tinh tế hơn, làm tượng bằng đa hoặc đất nung,...; đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
a. Đời sống vật chất
- Biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ và vũ khí khác nhau.
- Đồ gốm đã dần phổ biến với hoa văn trang trí phong phú.
- Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lập bằng cỏ khô hay lá cây.
- Nguồn thức ăn phong phú.
b. Đời sống tinh thần
- Làm đồ trang sức từ đá, đất nung…
- Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.
- Chôn người chết cùng với công cụ và đồ trang sức.