Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau?
A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Trong chuyện Mị Châu- Trọng Thủy, Triệu Đà đã chủ động giảng hòa và kết thông gia với An Dương Vương. Thực chất, Triệu Đà muốn dùng Trọng Thủy để làm nội gián, tìm hiểu bí mật quốc gia của Âu Lạc. Do mất cảnh giác, An Dương Vương đã bị Trọng Thủy lấy mất nỏ thần và thất bại trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Triệu Đà.
=>Bài học kinh nghiệm: phải luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
Câu chuyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?
Nguyên nhân chính nào khiến cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các làng, chạ?
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời kì Văn Lang?
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước?
Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?
Nội dung nào không phải biện pháp của An Dương Vương để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia?
Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang l?
Nhà nước Văn Lang ra đời không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi l?
1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ
- Cơ sở ra đời:
+ Sự phát triển kinh tế dẫn đến sự phân hóa trong đời sống xã hội.
+ Nhu cầu đoàn kết làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, lãnh thổ chủ yếu ở vùng: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Kinh đô: Phong Châu (Phú Thọ, Việt Nam).
- Tổ chức nhà nước:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc cho vua Hùng là Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc Tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.
+ Chưa có luật pháp và chữ viết.
2. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc
- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).
- Thời gian ra đời: 208 TCN.
- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).
- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Kinh đô: Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức nhà nước cơ bản giống với Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
a. Đời sống vật chất
- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…
- Thức ăn chính hàng ngày:cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...
- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.
- Trang phục:
+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.
+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.
b. Đời sống tinh thần
- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...
+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.
- Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...