Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo?
A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù
C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng
D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước
Điểm đặc biệt trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Nhờ kế hoạch đúng đắn này nên chủ tướng giặc bị tiêu diệt, quân ta giành thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 938?
Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?
Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì?
Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi?
Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?
Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?
Vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?
Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng?
Đâu không phải chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?
1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ
a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo
- Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời. Con trai ông là Khúc Hạo lên nối nghiệp, vẫn xưng Tiết độ sứ. Chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ (907 - 917)
b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta lập lại quyền cai trị.
- Năm 931, thuộc tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
- Cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.
2. Ngô Quyền và khúc tráng ca sông Bạch Đằng
a. Kế hoạch đánh giặc
- Hoàn cảnh:
+ Năm 938, vua Nam Hán cử Hoằng Tháo chỉ huy quân thủy tiến sang xâm lược nước ta
+ Ngô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa biển Bạch Đằng.
- Kế hoạch của Ngô Quyền:
+ Lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Vạt nhọn cọc lớn, đầu vạt bịt sắt, sau đó đóng ngầm cọc ở cửa biển.
+ Lợi dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch.
b. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng
- Diễn biến:
+ Khi nước biển dâng cao, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.
+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy; chiến thuyền của quân Nam Hán va vào cọc, vỡ và bị chìm. Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.
- Ý nghĩa: chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.