Công trình nào ở Ai Cập được coi là môt trong nhưng kì quan thiên nhiên của thế giới cổ đại?
A. Tượng nữ hoàng Nê-phéc-li-ti.
B. Kim tự tháp.
C. Phiến đá Na-mơ.
D. Mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-môn.
Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong những kì quan của thế giới cổ đại.
Đáp án cần chọn là: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Những dòng thơ sau đây ca ngợi điều gì?
“Vinh danh thay người sông Nin (Nile) vĩ đại! Người đến từ đất và mang tới sự sống cho Ai Cập”.
Trong y học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực nào? Trong y học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực nào?
Dựa vào đâu người Ai Cập di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập?
Điền từ còn thiếu trong câu sau: “Ai Cập cổ đại là vùng đất nằm ở …, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.”
Hướng chảy xuôi dòng trên sông Nin Ai Cập được tính từ đâu đến đâu?
1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Ai Cập nằm dọc lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
- Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất nằm giữa sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát, giáp vịnh Ba Tư.
- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn:
+ Sông Nin (Ai Cập), sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát (Lưỡng Hà).
+ Các dòng sông lớn: bồi đắp phù sa, cung cấp nguồn nước dồi dào và là tuyến đường giao thông kết nối các vùng…
2. Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà
a. Ở Ai Cập:
- Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.
- Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao.
b. Ở Lưỡng Hà:
- Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me xây dựng các nhà nước thành bang; sau đó, nhiều nhà nước của người Ác-cát, Ba-bi-lon... ra đời.
- Đứng đầu nhà nước là En-xi, có quyền lực tối cao.
3. Những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Lịch pháp:
+ Theo lịch của Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.
+ Cư dân Lưỡng Hà chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.
+ Người Ai Cập và Lưỡng Hà đều sùng bái nhiều vị thần tự nhiên.
- Chữ viết:
+ Cư dân Ai Cập viết chữ tượng hình trên giấy Pa-pi-rút.
+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).
- Toán học:
+ Hình học: người Ai Cập biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.
+ Số học: cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- Kiến trúc:kim tự tháp, tượng Nhân sư ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.