Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau?
A.Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
B.Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
C.Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
D.Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Trong chuyện Mị Châu- Trọng Thủy, Triệu Đà đã chủ động giảng hòa và kết thông gia với An Dương Vương. Thực chất, Triệu Đà muốn dùng Trọng Thủy để làm nội gián, tìm hiểu bí mật quốc gia của Âu Lạc. Do mất cảnh giác, An Dương Vương đã bị Trọng Thủy lấy mất nỏ thần và thất bại trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Triệu Đà.
=>Bài học kinh nghiệm: phải luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang là
Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tây Âu và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược?
Năm 218 TCN đã diễn ra sự kiện gì quan trọng đối với nước Văn Lang?
Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ III TCN?
Vì sao nhà nước mới ở được thành lập sau cuộc kháng chiến chống Tần lại gọi là Âu Lạc?
Một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước?
Lần xâm lược lúc đầu của Triệu Đà thất bại không xuất phát từ lý do nào sau đây?
1. Sự ra đời và tổ chức Nhà nước Âu Lạc
a. Sự ra đời
- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).
- Thời gian ra đời: 208 TCN.
- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).
- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Kinh đô:Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
b. Tổ chức Nhà nước
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước.
- Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
- Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí đã có nhiều cải tiến.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
a. Đời sống vật chất
- Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.
- Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...
- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn.
b. Đời sống tinh thần
- Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
- Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.