Ý nào không minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Biết tráng men và trang trí trên đồ gốm.
B. Nghề rèn sắt phát triển.
C. Dùng tơ tre, tơ chuối để dệt vải.
D. Lập nên nhiều phường thủ công.
* Thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI”
- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.
- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói, … đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ, … người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
=>Loại trừ đáp án D: là biểu hiện của sự hình thành các thành thị trung đại phương Tây.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Việc đồ Đông Sơn vẫn phát triển ở nước ta thời kì Bắc thuộc có ý nghĩa gì?
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?
Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nông nghiệp Giao Châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:
Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
a. Chính sách cai trị về chính trị
- Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Cử quan lại người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.
- Xây các thành lũy lớn và bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Cướp đoạt ruộng đất để lập thành các ấp trại.
- Áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề.
- Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
- Nắm độc quyền về sắt và muối.
c. Chính sách cai trị về văn hóa
- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta.
- Mở lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán.
- Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.
2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời Bắc thuộc
a. Những chuyển biến về kinh tế
- Trong nông nghiệp:
+ Trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính.
+ Cách thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, biết kĩ thuật chiết cành...
- Trong thủ công nghiệp:
+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía,...
b. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa
- Về xã hội:
+ Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.
+ Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- Về văn hóa:
+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.
+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán được truyền bá vào ngày càng nhiều.