Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 1,141

LÀM VĂN 

Câu 1. Tầm quan trọng của việc thích nghi.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu 1.

Ÿ Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Ÿ Yêu cầu cụ thể

Hệ thống ý

Dẫn dắt

- Nêu từ khóa: sự thích nghi

Giải thích

- Thích nghi là khả năng làm quen, chuyển đổi của cá nhân hoặc tập thể cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường khách quan.

Phân tích

- Thích nghi có vai trò, sức mạnh như thế nào?

+ Thích nghi là một điều kiện quan trọng quyết định sự tiến hóa của vạn vật con người, cũng chính là chìa khóa giúp con người tồn tại qua các thời kỳ (như lá xương rồng teo đi để tránh thoát hơi nước, thì con người cũng dần đứng thẳng lên để tìm kiếm thức ăn)

+ Tùy khả năng thích nghi mà con người tự nâng cao giới hạn của mình trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Nó đòi hỏi sự can đảm, sáng tạo và dám thử (dẫn chứng)

+ Sự thích nghi vừa là tố chất, vừa là phẩm chất có thể rèn luyện được.

- Vì sao sự thích nghi lại quan trọng?

+ Môi trường thiên nhiên và xã hội đều liên tục vận động và thay đổi.

+ Không có khả năng thích nghi sẽ không thể nâng cao giới hạn của bản thân.

Phản biện

- Ngược lại thi sao?

Nếu chỉ có sự thích nghi mà không có sự chủ động đấu tranh, sẽ dễ dẫn đến sự lệ thuộc, bị động chờ đợi hoàn cảnh thay đổi.

- Thời đại ngày nay thì thế nào?

Ngày nay, môi trường thay đổi càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, cần sự thích nghi và chủ động của mỗi cá nhân.

Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Cần đi ra ngoài vùng an toàn với tâm thế sẵn sàng đón nhận điều mới mẻ, tích cực trau dồi kỹ năng mới,...

Bài làm tham khảo

            Nhà bác học Charles Darwin từng có nhận định nổi tiếng: “Sinh vật sống sót không phải sinh vật khỏe nhất hay thông minh nhất mà là sinh vật ứng phó với biến đổi giỏi nhất”. Và đó là sức mạnh của sự thích nghi. Thích nghi là khả năng làm quen, chuyển đổi của cá nhân hoặc tập thể cho phù hợp với sụ thay đổi của môi truờng khách quan. Nó có vai trò và sức mạnh to lớn đối với bất kỳ ai và bất kỳ cộng đồng nào. Thích nghi là một điều kiện quan trọng quyết định sự tiến hóa của vạn vật con nguời, cũng chính là chìa khóa giúp con nguời tồn tại qua các thời kỳ. Như ta đã biết về lá xuơng rồng teo đi để tránh thoát hơi nuớc, con nguời cũng dần đứng thẳng lên để tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn và trở nên mạnh mẽ hơn trong chuỗi thức ăn. Tùy khả năng thích nghi mà con nguời tự nâng cao giới hạn của mình trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Nó đòi hỏi sự can đảm, sáng tạo, chủ động và dám thử. Ví dụ như nếu bạn sợ hãi môi trường quốc tế quá phức tạp, bạn sẽ chẳng bao giờ dám rời vòng tay cha mẹ để đi du học khi bạn vừa bỡ ngỡ bước qua tuổi vị thành niên. Nhưng đừng lo, sự thích nghi vừa là tố chất, vừa là phẩm chất có thể rèn luyện được. Chỉ cần bạn hiểu rằng: Nếu chỉ có sự thích nghi mà không có sự chủ động đấu tranh, sẽ dễ dẫn đến sự lệ thuộc, bị động chờ đợi hoàn cảnh thay đổi, như kiểu bạn sẽ là cây hoa hướng dương được trồng trong chậu, vì hoàn cảnh nghèo nàn bắt buộc mà vẫn có thể sống nhưng chẳng dám nở hoa. Đặc biệt, ngày nay, sự thay đổi của xã hội hiện đại càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, cần sự thích nghi và chủ động hơn nữa của mỗi cá nhân. Vậy, là thế hệ chủ nhân tiếp nối, bạn cần đi ra ngoài vùng an toàn với tâm thế sẵn sàng đón nhận điều mới mẻ, tích cực trau dồi kỹ năng mới... để nâng cao một năng lực: sự thích nghi.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu 2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên Tây Bắc trong thi phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, qua hai đoạn thơ dưới đây:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Và:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Xem đáp án » 08/09/2021 2,142

Câu 2:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

ĐỪNG ĐỂ NHIỄM BỆNH “TỰ KỶ ĐẠI HỌC”

      Từ trường trung học chuyển qua bậc đại học, với hàng trăm điều khác biệt và nếu không kịp chuyển đổi nhận thức về tinh thần học tập, phương cách sống, sinh hoạt thì các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu mang chiếc áo sinh viên: Sốc đại học. Vấn đề là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như họ tưởng tượng, hoặc nhiều khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh vào bản thân mà họ từng có trước đó... từ đó, họ cảm thấy bị bỏ rơi.

      Triệu chứng thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường đại học rất tự do chứ không theo kiểu “ngày hai buổi đến trường” đều đặn như thời phổ thông. Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Sinh viên giấu nhẹm tất cả những thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè. Họ trở thành người “tự kỷ” theo cách nói của giới trẻ hiện nay.

      Và còn rất nhiều vấn đề nữa mà tân sinh viên thường mắc phải như không có kế hoạch học tập, làm việc, nước tới chân mới nhảy, không có mục tiêu học tập, làm việc cụ thể, bị động trong mọi vấn đề...

(Công Chương, Chuyên mục Trẻ - báo Giáo dục và Thời đại)

Câu 2. Theo tác giả, đâu là những triệu chứng của căn bệnh “tự kỷ đại học”?

Xem đáp án » 08/09/2021 1,227

Câu 3:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

ĐỪNG ĐỂ NHIỄM BỆNH “TỰ KỶ ĐẠI HỌC”

      Từ trường trung học chuyển qua bậc đại học, với hàng trăm điều khác biệt và nếu không kịp chuyển đổi nhận thức về tinh thần học tập, phương cách sống, sinh hoạt thì các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu mang chiếc áo sinh viên: Sốc đại học. Vấn đề là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như họ tưởng tượng, hoặc nhiều khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh vào bản thân mà họ từng có trước đó... từ đó, họ cảm thấy bị bỏ rơi.

      Triệu chứng thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường đại học rất tự do chứ không theo kiểu “ngày hai buổi đến trường” đều đặn như thời phổ thông. Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Sinh viên giấu nhẹm tất cả những thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè. Họ trở thành người “tự kỷ” theo cách nói của giới trẻ hiện nay.

      Và còn rất nhiều vấn đề nữa mà tân sinh viên thường mắc phải như không có kế hoạch học tập, làm việc, nước tới chân mới nhảy, không có mục tiêu học tập, làm việc cụ thể, bị động trong mọi vấn đề...

(Công Chương, Chuyên mục Trẻ - báo Giáo dục và Thời đại)

Câu 3. Vì sao các bạn bước vào ngưỡng cửa đại học dễ dẫn tới tình trạng sốc với môi trường Đại học?

Xem đáp án » 08/09/2021 746

Câu 4:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

ĐỪNG ĐỂ NHIỄM BỆNH “TỰ KỶ ĐẠI HỌC”

      Từ trường trung học chuyển qua bậc đại học, với hàng trăm điều khác biệt và nếu không kịp chuyển đổi nhận thức về tinh thần học tập, phương cách sống, sinh hoạt thì các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu mang chiếc áo sinh viên: Sốc đại học. Vấn đề là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như họ tưởng tượng, hoặc nhiều khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh vào bản thân mà họ từng có trước đó... từ đó, họ cảm thấy bị bỏ rơi.

      Triệu chứng thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường đại học rất tự do chứ không theo kiểu “ngày hai buổi đến trường” đều đặn như thời phổ thông. Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Sinh viên giấu nhẹm tất cả những thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè. Họ trở thành người “tự kỷ” theo cách nói của giới trẻ hiện nay.

      Và còn rất nhiều vấn đề nữa mà tân sinh viên thường mắc phải như không có kế hoạch học tập, làm việc, nước tới chân mới nhảy, không có mục tiêu học tập, làm việc cụ thể, bị động trong mọi vấn đề...

(Công Chương, Chuyên mục Trẻ - báo Giáo dục và Thời đại)

Câu 4. Điều anh/chị rút ra được sau khi đọc hiểu văn bản.

Xem đáp án » 08/09/2021 718

Câu 5:

  1. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

ĐỪNG ĐỂ NHIỄM BỆNH “TỰ KỶ ĐẠI HỌC”

      Từ trường trung học chuyển qua bậc đại học, với hàng trăm điều khác biệt và nếu không kịp chuyển đổi nhận thức về tinh thần học tập, phương cách sống, sinh hoạt thì các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu mang chiếc áo sinh viên: Sốc đại học. Vấn đề là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như họ tưởng tượng, hoặc nhiều khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh vào bản thân mà họ từng có trước đó... từ đó, họ cảm thấy bị bỏ rơi.

      Triệu chứng thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường đại học rất tự do chứ không theo kiểu “ngày hai buổi đến trường” đều đặn như thời phổ thông. Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Sinh viên giấu nhẹm tất cả những thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè. Họ trở thành người “tự kỷ” theo cách nói của giới trẻ hiện nay.

      Và còn rất nhiều vấn đề nữa mà tân sinh viên thường mắc phải như không có kế hoạch học tập, làm việc, nước tới chân mới nhảy, không có mục tiêu học tập, làm việc cụ thể, bị động trong mọi vấn đề...

(Công Chương, Chuyên mục Trẻ - báo Giáo dục và Thời đại)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Xem đáp án » 08/09/2021 493

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »