IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 2,203

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

   “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, ngồi hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng saos gọi bạn đầu làng..” (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rung rức…” (Chí Phèo ­- Nam Cao)

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu 2.

  • Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

  • Yêu cầu cụ thể

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU

Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo

– Dạng bài: So sánh, cảm nhận.

– Yêu cầu: Đây là dạng bài khó, xuất hiện trong dạng đề tham khảo của thí sinh năm 2000. Dạng đề này đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức, có kỹ năng phân tích, bình giảng, so sánh, lý giải. Dạng đề này đã ít xuất hiện trong những năm gần đây, tuy nhiên, dù đề không yêu cầu, nhưng nếu người viết biết so sánh, mở rộng vấn đề thì bài viết sẽ đạt được chất lượng, độ sâu và độ rộng kiến thức cao hơn, từ đó điểm số cũng nâng cao hơn.

TIẾN TRÌNH BÀI LÀM

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

ĐIỂM

CHUNG

Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm

- Tô Hoài là nhà văn lớn, trong quá trình cầm bút, không ít những tác phẩm đã mang lại cho nhà văn những thành tựu lớn. Tô Hoài là nhà văn có sức viết khỏe, đồng thời, ông cũng là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc.

- Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945, là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài lớn: Người tiểu tư sản nghèo và người nông dân. Về truyện ngắn Chí Phèo, đó không những là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của nhà văn Nam Cao, nó còn xứng đáng là một kiệt tác của văn học giai đoạn đương thời.

0.5

TRỌNG TÂM

Nêu vị trí đoạn trích

- Vợ chồng A Phủ: Sau khi về làm dâu, Mị trở nên chai sạn, nhưng cô đã thức tỉnh trong đêm tình mùa xuân, một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên sự thức tỉnh đó là men rượu ngày xuân.

- Chí Phèo: Sau khi ra tù và trước khi gặp Thị Nở, Chí lúc nào cũng trong tình trạng say khướt. Thế nhung từ khi gặp Thị và có tình yêu vỏn vẹn trong 5 ngày, Chí Phèo đã giữ cho mình luôn tỉnh táo. Rồi sau 5 ngày, hắn bị Thị cự tuyệt. Chí Phèo trở về với rượu, men rượu là thứ để Chí Phèo giải khuây trong lòng. Trong lúc uống rượu hắn đau khổ khi nhận ra bi kịch của bản thân.

0.25

Đối sánh

Các em lưu ỷ: như những đề trước, với đề so sánh, liên hệ, tác giả thường lựa chọn cách viết phân tích lần lượt từng đối tượng, sau đó chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt rồi lý giải. Với đề này, tác giả đi theo hướng khác: đồng thời tiến hành song song cả phân tích và so sánh, cách làm này khó hơn, nhưng thường được đánh giá cao hơn.

- Điểm chung:

- Đây đều là hai đoạn văn giàu bút lực, minh chứng cho tài năng khắc họa, đi sâu, chạm khắc nổi tâm lý, trạng thái nhân vật tài tình của nhà văn.

- Hai nhân vật chính đều tìm đến rượu như một chất xúc tác của tâm hồn.

- Mị và Chí đều là những bi kịch lớn, những bi kịch mang tính chất điển hình trong xã hội.

- Cuối cùng, trong cả hai đoạn trích, nhà văn đã chủ động đưa vào những chi tiết nghệ thuật hết sức độc đáo, giàu tính biểu tượng và ý nghĩa. Với Chí Phèo, đó là hơi cháo hành. Với Vợ chồng A Phủ đó là  tiếng sáo gọi bạn.

- Đỉểm khác biệt:

- Cách tìm đến rượu của hai nhân vật.

+ Với Chí Phèo: Thằng Chí Phèo tìm đến rượu trong một sự phẫn nộ, một sự căm giận.

+ Với Mị: Mị tìm đến rượu để nhớ về, như một thói quen khi mùa xuân đến.

- Ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật xuất hiện.

+ Với Chí Phèo: Hơi cháo hành là dư âm của bát cháo hành. Là tình yêu, là hơi ấm tình người mà cả đời hắn, mới một lần được cho.

+ Với Mị: Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ngà ngà say ấy giống như là một âm thanh đánh thức tâm hồn vốn đã ngủ vùi từ lâu của Mị. Nó làm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp một thời, ngày ấy Mị xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống.

- Ý thức hai nhân vật

+ Với Chí Phèo: Ý thức được bi kịch một cách sâu sắc, ý thức được sự cô độc và bị chối từ.

+ Với Mị: Mị ý thức được nỗi khổ của mình, Mị nhận ra mình không còn vô tri, Mị nhận ra được trong mình có niềm khao khát, có một sức sống tiềm tàng vẫn chảy lặng lẽ trong huyết quản, đó cũng là điểm khởi đầu cho quá trình đấu tranh của nhân vật.

3.0

Lý giải

- Góc nhìn và cách xây dựng nhân vật của nhà văn:

+ Cùng miêu tả những bi kịch điển hình, nhưng với Nam Cao, ông hướng tới những người nông dân bị bần cùng hóa, dẫn đến lưu manh hóa, tha hóa đến mức không thể còn trở lại làm người.

+ Với Vợ chồng A Phủ: Tô Hoài xây dựng nhân vật ngược lại, đó là quá trình đi lên của nhân vật. Xuất phát điểm là đau thương, là bi kịch, nhưng từ bi kịch mà nhận thức và đấu tranh, từ tăm tối mà rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

- Sự chi phối của giai đoạn lịch sử:

+ Với Nam Cao và những nhà văn cùng thời, giai đoạn 1930 - 1945: Những nhân vật chứa đầy bi kịch được gọi chung là: Không lối thoát. Điều đó cũng đơn giản khi lý giải vì sao nhà văn lại dùng góc nhìn và xây dựng nhân vật Chí Phèo như vậy.

+ Với Tô Hoài, ông viết Truyện Tây Bắc khi ông theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, nghĩa là ông đã nhìn thấy phần tươi sáng của hiện tại, mà ngược dòng trở về quá khứ đau thương của họ để tạc dựng lại cả một quá trình.

0.75

Bài làm mẫu

   Tô Hoài và Nam Cao đều là hai cái tên lớn trong làng văn. Tô Hoài được khen ngợi là “đặc sản của văn Việt” còn Nam Cao thì gắn với danh xưng cây bút hàng đầu của nền văn học hiện thực. Cả hai đã đóng góp nhiều những sắc màu cho bức tranh văn học nước nhà thêm đặc sắc, sinh động. Trong đó, Mị của Tô Hoài, Chí Phèo của Nam Cao đều là những cái tên có sức nặng, mang nhiều ám ảnh. Độc giả sao quên được hình ảnh cô Mị uống rượu trong đêm mùa xuân: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.” và hình ảnh một anh Chí lương thiện quẩn quanh tìm Thị Nở khi nhân ngải đã xa khuất tầm với: “Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức.”.

   Tô Hoài là nhà văn có sức viết khỏe, để đời nhiều tác phẩm mà có lẽ đến nay, hiếm có nhà văn nào đạt được cả về số lượng sáng tác lẫn thành tựu sáng tác như vậy. Đồng thời, ông cũng là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc.

   Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945, là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài lớn: người tiểu tư sản nghèo và người nông dân, khai thác trực tiếp từ cuộc sống bản thân tác giả và bà con nông dân làng quê... Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục của người tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Về truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới - Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Chí Phèo không những là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của nhà văn Nam Cao, nó còn xứng đáng là một kiệt tác của văn học giai đoạn đương thời. Một tác phẩm lớn về nhiều mặt dù chỉ chứa đựng trong dung lượng của một truyện ngắn.

   Trên đại lộ văn chương thênh thang, mỗi nhà văn đều kiếm tìm một lối đi riêng, nhưng vẫn có những ngã giao, lối rẽ mà tình cờ gặp gỡ. Trường hợp của Mị và Chí Phèo cũng là một sự gặp gỡ như vậy. Cả hai kẻ đều tìm đến rượu để say, để quên.

   Với Vợ chồng A Phủ, đó là bức tranh cuộc đời của cô gái tên Mị - người con gái H’Mông đẹp người, đẹp nết và căng tràn sức sống. Nhưng số phận cô gái ấy trở nên tăm tối khi bị bắt trở thành con dâu gạt nợ nhà Pá Tra. Trong một đêm tình xuân khi mà muôn vật đang ở thì tươi đẹp, rộn ràng khắp nơi, Mị uống rượu và thả hồn theo giai điệu của tiếng sáo Mèo. Mị nhớ lại thời kỳ xuân xanh của mình, mùa xuân đến được đi chơi, được đắm chìm trong giai điệu của tiếng sáo Mèo, được đi theo tiếng gọi của trái tim và tình yêu mãnh liệt. Đoạn trích là một trong những phân đoạn hay nhất thể hiện bút lực đi sâu miêu tả, khắc họa tâm lý của nhà văn Tô Hoài.

   Còn trong Chí Phèo, đó là cuộc đời của một anh nông dân lương thiện bị tha hoá, biến chất. Sau khi ra tù và trước khi gặp Thị Nở, Chí lúc nào cũng trong tình trạng say khướt. Thế nhưng từ khi gặp Thị và có tình yêu vỏn vẹn trong 5 ngày, Chí Phèo đã giữ cho mình luôn tỉnh táo. Rồi sau 5 ngày, hắn bị Thị cự tuyệt. Chí Phèo trở về với rượu, men rượu là thứ để Chí Phèo giải khuây trong lòng. Trong lúc uống rượu hắn đau khổ khi nhận ra bi kịch của bản thân. Đoạn trích đã lột tả được trạng thái đau khổ của một kẻ bị cự tuyệt tình yêu, cự tuyệt quyền làm người.

   Cả hai đoạn văn miêu tả nhân vật uống đều rất giàu bút lực, minh chứng cho tài năng khắc họa, đi sâu, chạm khắc nổi tâm lý, trạng thái nhân vật tài tình của nhà văn. Có thể gọi hai đoạn này là tiêu biểu nhà văn tạo nên khoảng lặng đầy ý nghĩa để khơi sâu dòng suy nghĩ, phần bên trong của nhân vật. Hai nhân vật chính đều tìm đến rượu như một chất xúc tác của tâm hồn. Men rượu khiến người ta mụ mị, chìm vào miên man, giúp xóa nhòa thực tại, gạt đi nỗi đau đang dày vò. Thế nhưng, trong lúc này, rượu như bất lực trước một tâm hồn bị thương tổn, đang quá tỉnh táo. Mị và Chí đều là những bi kịch lớn, những bi kịch mang tính chất điển hình trong xã hội. Mà đã là bi kịch, ắt hẳn tâm hồn phải hứng chịu những đau đớn, tổn thưong. Cả hai nhân vật đang trải qua những tổn thương nhất, đớn đau nhất do hoàn cảnh tác động, gây ra. Cuối cùng, trong cả hai đoạn trích, nhà văn đã chủ động đưa vào những chi tiết nghệ thuật hết sức độc đáo, giàu tính biểu tượng và ý nghĩa. Với Chí Phèo, đó là hơi cháo hành. Với Vợ chồng A Phủ đó là tiếng sáo gọi bạn.

   Tuy nhiên, mỗi nhân vật cũng mang những sự khác biệt, làm nên thế giới riêng, làm nên ấn tượng riêng khó trộn lẫn trong thế giới văn học bề bộn và đầy màu sắc. Trước tiên là trong cách tìm đến rượu. Thằng Chí Phèo tìm đến rượu trong một sự phẫn nộ, một sự căm giận muốn điên lên được khi hắn bị chối từ, khi hắn bị cự tuyệt. Và quan trọng hơn là, tìm đến rượu để quên đi. Hắn muốn quên đi nỗi đau hiện tại đang phải trải qua. Với Mị, cô tìm đến rượu để nhớ về, như một thói quen khi mùa xuân đến. Rượu không khiến Mị quên, mà nó giúp khơi lại những ký ức tưởng đã héo khô, đã chết đi về Mị ngày xưa từng được đi chơi, được sống... như một con người.

   Trong đoạn trích, ta thấy có những chi tiết nghệ thuật xuất hiện đầy sức gợi. Với Chí Phèo đó là hơi cháo hành - dư âm của bát cháo hành. Là tình yêu, là hơi ấm tình người mà cả đời hắn mới một lần được cho. Bát cháo hành của một người đàn bà dở hơi, nhưng biết đâu, đã làm thức tỉnh con người trong con quỷ dữ, đã gột tẩy bao ố bẩn, giúp hắn hồi sinh. Ấy vậy mà, giờ đây, hắn không thể thêm một lần nào nữa nếm hương vị cháo ấy. Có nghĩa là, mãi mãi, hắn không được trở lại làm người, mãi mãi không còn được nếm hương vị đã giúp hắn tỉnh, giúp hắn yêu và biết khao khát. Hơi cháo hành thoang thoảng lúc này hiện lên, chỉ tô đậm thêm đau đớn và bi kịch xót xa cho một kẻ mới chấp chới hi vọng đã bị dập tắt ngay, và giờ cùng đường tuyệt vọng. Với Mị, tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ngà ngà say ấy giống như là một âm thanh đánh thức tâm hồn vốn đã ngủ vùi từ lâu của Mị. Nó làm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp một thời, ngày ấy Mị xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống, Mị cũng biết thổi sáo và thổi rất hay, đã làm đắm say biết bao trai làng... Tiếng sáo làm Mị thức tỉnh và đã làm sức sống lại dạt dào trong lòng Mị.

   Trong ý thức hai nhân vật, ta cũng tìm thấy điểm khác biệt. Với Chí Phèo đó là sự ý thức bi kịch một cách sâu sắc, ý thức được sự cô độc và bị chối từ. Và từ đó ý thức được cuộc sống giờ đây của hắn đã không còn ý nghĩa, đã bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lối thoát. Với Mị, đó là sự ý thức được nỗi khổ của mình, Mị nhận ra mình không còn vô tri, Mị nhận ra được trong mình có niềm khao khát, có một sức sống tiềm tàng vẫn chảy lặng lẽ trong huyết quản, đó cũng là điểm khởi đầu cho quá trình đấu tranh của nhân vật.

   Sự khác biệt qua những điểm phân tích trên có thể lý giải như sau: cùng miêu tả những bi kịch điển hình, nhưng với Nam Cao, ông hướng tới những người nông dân bị bần cùng hóa, dẫn đến lưu manh hóa, tha hóa đến mức không thể còn trở lại làm người. Có nghĩa là với Chí Phèo, Nam Cao đặt góc nhìn nhân vật bị trượt dài trên những bi kịch, bi kịch nối tiếp bi kịch, để làm bật lên được giá trị tố cáo của tác phẩm. Với Vợ chồng A Phủ: Tô Hoài xây dựng nhân vật ngược lại, đó là quá trình đi lên của nhân vật. Xuất phát điểm là đau thương, là bi kịch, nhưng từ bi kịch mà nhận thức và đấu tranh, từ tăm tối mà rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

   Bên cạnh đó còn là sự chi phối của giai đoạn lịch sử. Với Nam Cao và những nhà văn cùng thời, giai đoạn 1930 - 1945, những nhân vật chứa đầy bi kịch được gọi chung là: không lối thoát. Điều đó cũng đơn giản khi lý giải vì sao nhà văn lại dùng góc nhìn và xây dựng nhân vật Chí Phèo như vậy. Với Tô Hoài, ông viết Truyện Tây Bắc khi ông theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, nghĩa là ông đã nhìn thấy phần tươi sáng của hiện tại, mà ngược dòng trở về quá khứ đau thương của họ để tạc dựng lại cả một quá trình.

            Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tô Hoài, Nam Cao là những hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người. Mị tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân. Chí Phèo dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện. Dù kết thúc khác nhau, nhưng nhân vật của Nam Cao, của Tô Hoài đều đã neo đậu lại trong trái tim độc giả, dù bao thế hệ.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;

Phù sa vạn dặm tới đây luôn,

Đứng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10 - 1960)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ: Tổ quốc tôi như một con tàu.

Xem đáp án » 09/09/2021 14,629

Câu 2:

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;

Phù sa vạn dặm tới đây luôn,

Đứng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10 - 1960)

Câu 2. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng trong đoạn thơ:

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước

Xem đáp án » 09/09/2021 13,907

Câu 3:

LÀM VĂN

Câu 1. Viết đoạn văn 200 trình bày về vai trò và ý thức của giới trẻ trước vận mệnh của Đất nước.

Xem đáp án » 09/09/2021 7,249

Câu 4:

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;

Phù sa vạn dặm tới đây luôn,

Đứng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10 - 1960)

Câu 4. Anh/ chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.

Xem đáp án » 09/09/2021 4,353

Câu 5:

ĐỌC HIỂU

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;

Phù sa vạn dặm tới đây luôn,

Đứng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10 - 1960)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

Xem đáp án » 09/09/2021 2,363

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »